Bài ca Trường Nguyễn Văn Trỗi

Nhạc và lời: Hồng Tuyến

Thứ Sáu, 29 tháng 2, 2008

Sự tích những ký hiệu...

Cuối năm 1948, xem một tập bản đồ công tác tham mưu, thấy nhiều ký hiệu và danh từ quân sự của quân đội ta dùng nhiều chữ tắt xuất phát từ tiếng Pháp, thí dụ cấp tiểu đoàn gọi là G-xuất phát từ Groupe, trung đội là S-xuất phát từ Setion..., Bác Hồ liền bảo đồng chí Hoàng Văn Thái:
- Cán bộ quân đội ta đa số xuất thân từ công nhân, nông dân, trình độ văn hóa Có hạn, nên các danh từ quân sự và các ký hiệu trên bản đồ cần quần chúng hóa. Các chú về nghiên cứu cách ghi, cách vẽ cho dễ nhớ, dễ làm, trở thành phổ thông trong toàn quân...
Ngay sau đó, tại một hội nghị quân lực, đồng chí Hoàng Văn Thái thuật lại chỉ thị của Bác và phát biểu:
- Tôi đề nghị: Tiểu đội-ta dùng chữ ký hiệu là A, trung đội là B, đại đội là C, tiểu đoàn là D, trung đoàn là E, sư đoàn là F... Rồi cứ nâng dần lên. Nếu các đồng chí thấy hợp lý, xin bổ sung thêm cho hoàn chỉnh, rồi phổ biến tới toàn quân...
Hội nghị nhất trí cao, và thế là từ năm 1949, các ký hiệu chỉ từng cấp đơn vị được sử dụng thống nhất trong toàn quân.

(báo QDND)

Vận động ủng hộ bạn Vũ Quang k5

Thật buồn khi chưa đầy tuần lễ, trong họp mặt đầu xuân tại Hà Nội còn có mặt Vũ Quang thì vài ngày sau, bạn bị xuất huyết não và nằm bất động tại bệnh viện Saint Paul. Thông tin này được bạn Duy Anh thông báo và được bạn Vinh "sái" (BLLk5) xác nhận.
Vì hòan cảnh gia đình Vũ Quang rất khó khăn, BLLk5 phát động anh em trong khóa tùy theo khả năng của mình hãy đóng góp giúp bạn vượt qua cơn bệnh hiểm nghèo.
Đề nghị liên lạc và đóng góp qua:
- Hà Nội: Lê Bình (0982275053), Hoàng Việt Dũng (0912070864).
- TpHCM: Trần Mạnh Lảnh (0908891455), Nguyễn Chỉnh Huấn (0958805089).
- Các bạn ở xa có thể gửi vào TK VNĐ của Trần Kiến Quốc: 9724462 EXIMBANK. Khi gửi nhớ nhắn tin vào máy 0903 830939.
Mong nhận được sử ủng hộ của anh em! Xin chân thành cảm ơn!

CÂU CHUYỆN THỨ NHẤT-CHUYỆN VỀ Y HOÀ.

Các bạn đoán đúng. Đó chính là Y Hoà bạn của chúng ta! Bức hình đuợc chụp trước lúc lên đuờng đi chiến đấu, được chỉnh sửa lại, không phải ảnh gốc do gia đình không còn giữ được cái nào của bạn kể cả tấm chụp chung với cha đã đăng trong SRTKL. Trong ký ức chúng ta bạn vẫn như ngày nào ở trường Trỗi, trẻ mãi với thời gian. Còn chúng ta thay đổi biết bao nhiêu?

Chủ nhật, ngày 24/2. Đang ngồi uống cafe cùng Vũ Anh và mấy ngưòi bạn. Bỗng nhận đuợc điện thoại của Sơn đi lính cùng tôi, Y Hoà, Vũ Trung, Phương Bình, Vỹ, Ngô Tất Thắng, Hùng Thắng gọi nói vừa từ HN vô công tác muốn gặp tôi bàn về chuyện của Y Hoà. Sơn hiện đang phục vụ trong binh chủng công binh, cùng Y Hoà ở khu TT uỷ ban dân tộc TW, đuờng Hoàng hoa Thám, HN. Khu TT có 3 người nhập ngũ cùng ngày 6/1/1972,nay chỉ còn Sơn. Hai nguời còn lại, đến bây giờ vẫn chưa tìm đuợc nơi chôn cất. Đau đáu vì vẫn chưa đưa được các bạn về nơi an nghỉ cuối cùng làm Sơn không lúc nào cảm thấy yên tâm,như có lỗi với gia đình bạn. Tháng 7 năm 2007, Sơn, Vũ Trung và các bạn chiến đấu cùng đơn vị với Y Hoà vào Quảng trị nơi cách đây 36 năm là chiến trường đẫm máu cả 2 bên ta và địch, nơi Y Hoà và đồng đội đã ngã xuống. tại chính nơi bạn hy sinh mang tên đồi Chè,mà bộ đội gọi là đồi Cháy, thôn Như lệ, xã Hải lệ, huyện Hải lăng các bạn đã xây một cái am thờ, đánh dấu nơi chôn YHoà, cùng 12 liệt sĩ, hy sinh một ngày nhưng thời gian khác nhau. Theo người dân thì nơi đây vẫn được giữ nguyên, chưa có ai khai phá. Theo Đức, một đồng đội chiến đấu, người tự tay chôn Y Hoà và 12 liệt sĩ vào ban đêm sau một ngày chiến đấu khốc liệt thì cạnh nấm mồ chôn tập thể 13 liệt sĩ đuợc định vị bằng 1 cây mít, cây mít không còn nữa, nhưng cái hố bom địch thả trước khi các bạn mất vẫn còn nên việc xác định nơi chôn các bạn chỉ là ước lượng, nhưng vẫn có hy vọng tìm ra. Sơn kể, khi Sơn, Vũ Trung và các bạn đồng đội đến, có một đàn bướm trắng bay phấp phới dẫn đường cho các bạn đến nơi trận địa cũ, làm ai cũng rùng mình liên tưởng tới các bạn đang còn ẩn khuất đâu đây mong mọi người tới đón? Tin hay không thì tuỳ mọi người, nhưng những người chứng kiến đều có cảm giác như thế!

Mặc dù thời gian sinh hoạt chung với YHoà chỉ vỏn vẹn hơn 2 tháng, nhưng chúng tôi cũng kịp kết thân với nhau như anh em trường Trỗi gặp nhau ở bất cứ đâu vậy. Kỷ niệm về bạn tôi vẫn nhớ rõ như ngày mới gặp nhau trên Bãi Nai, huyện Luơng sơn, Hoà bình. Nơi tập trung huấn luyện lính mới của BTL thủ đô. YHoà nổi tiếng toàn tiểu đoàn là hay bỏ đơn vị về HN, rồi nhổ sắn của dân, đánh nhau...Một lần, thứ 7 được xả trại, đám lính mới chúng tôi kéo ra quốc lộ 6 chơi, lúc đó chỉ có mấy ngôi nhà dân, ăn kẹo lạc uống vơí nước chè. Xong kéo nhau ra lộ. Đám YHoà chặn 1 cái xe ca của bộ đội từ Lào về để xin đi nhờ về HN, nhưng tay lái xe từ chối, vì đang đi công tác, thì bộp một cái, không biết ai ném 1 chiếc dép cao su vào lưng tay lái xe? Hắn nổi khùng xách ngay khẩu CKC sau lưng lên đạn tính bắn. Rất nhanh chóng YHoà biến mất. Mọi ngưòi xác định chỉ có cậu ném, chuyện đó làm cho lính tráng bị tiểu đoàn cấm trại. Gần đến Tết không hiểu sao YHoà lại không trốn về như các lính khác? Vũ Trung thì đuợc bác Vũ Kỳ điệu bằng xe hơi lên trước đó. Tôi lúc đó nhận được quyết định trả về địa phương do không đủ tuổi đang ở đơn vị. Hai thằng nằm trong lán đựơc làm bằng nứa, mà mỗi lần lính đá bóng là nó lại rung lên chực đổ, tâm sự YHoà có nhã ý tặng tôi con dao găm, nhưng đại đội đang thu giữ. Khi tôi lên xin thì đại đội trưởng không trả, lí do không phải của tôi.

Sau trưa tôi và Sơn tới nhà chị H' Thanh, chị của YHoà để lấy một số hình ảnh liên quan đến bạn,nhân tiện bàn luôn chuyện đi tìm mộ. Thì tối hôm đó chị H'Thanh nằm mơ thấy Y Hoà hiện về kêu: "Thằng Sơn không mang em về, em đói và lạnh lắm", có lẽ lạnh ở đây là muốn hơi ấm của gia đình, bạn bè? Chị bừng tỉnh và không ngủ được nữa,gọi điện về Đắc lắc báo cho gia đình. Lần này gia đình quyết tìm cho ra bạn, má của YHoà già rồi nhưng cũng muốn đi khi biết kế hoạch đưa các bạn về. Kế hoạch như thế nào thì phải chuẩn bị hết mọi phương án, Sơn sẽ báo sau. Việc đón các bạn chỉ là thời gian, nhưng để các bạn thời gian dài bơ vơ là lỗi của những người đang sống. Sau một thời gian dài bươn trải lo cho cuộc sống,cho gia đình, cuối cuộc đời mới nhìn lại mình.Mong các bạn hiểu cho.

Trường ta còn 12 liệt sĩ chưa tìm được mộ. Có nghĩa là có 12 nguời mẹ hơn 30 năm ngóng chờ tin con. Việc tìm mộ bây giờ trông chờ vào bạn bè, đồng đội. Nếu chúng ta làm được thì việc sinh hoạt của trường mình đã ý nghĩa càng thêm phần ý nghĩa?

Hồ Bá Đạt

Thứ Năm, 28 tháng 2, 2008

RÉT

Ra Giêng hơn mươi ngày, hoa đào bỗng ngập tràn trên đường phố Hà Nội, như thể đang chiều cuối năm. Hỏi ra mới hay, do trời quá giá rét và do sương muối, đào không thể nở đúng dịp Tết. Hôm mùng 10, nắng hửng vài giờ, đào thức dậy. Hàng ngàn nông dân ngoại thành Hà Nội hối hả cắt hoa đem bán, hy vọng ông trời không cướp mất chút thu nhập đang teo dần của họ. Thế mới có chuyện, nếu thông thường hàng năm đây là thời điểm người ta đi mua lại gốc đào thì giờ đây người ta mang đào đi bán với giá rẻ như cho. Mặc áo mưa cho đỡ lạnh, đi dép lê, lót dạ bữa trưa bằng tấm bánh mỳ thấm nước để bán một chút Tết còn rơi vãi, liệu người mua có hiểu?

Cái Tết năm nay khác lạ với người miền Bắc. Người ta ít đến nhà nhau nên chỉ hỏi thăm chuyện ăn tết và ngủ tết thay vì chơi tết. Nhưng với nông dân, Tết thực sự là lo Tết, về cả vật chất và tinh thần. Người trồng lúa héo ruột nhìn ruộng mạ quắt queo vì giá rét, đàn trâu bò ngấn nước mắt ngã gục, có người trồng rau phần vì thương rau không thể mọc mầm, phần vì tiếc giá rau lên cao trong vài ngày lễ nên “tranh thủ” lội ruộng hái thêm mà tắt thở.

Ai đã từng đi qua những nẻo đường vùng cao Tây Bắc, Sơn La, Hà Giang, Tuyên Quang, mới thấy rằng còn những vùng đất mà chưa nói đến văn minh, ngay sự no đủ chưa kịp đến. Đấy là thế giới của những ngọn đèn dầu, những bó đuốc soi đường buổi tối, những em nhỏ không quần áo, những bát cơm ngô khô khốc, nghẹn bứ ở cổ và những ổ rơm nương náu qua mùa đông.

Nhớ một chuyến công tác qua cực Bắc ở Hà Giang, chúng tôi ghé một bản nhỏ tại xã Xí Mần, phải đi bộ 2 cây số qua ba ngọn núi để phát kẹo cho đám trẻ ở một lớp học cắm bản. Một người đã bật khóc khi thấy những đứa trẻ đến 10 tuổi vẫn không mặc quần, da tím tái, tóc khô xác, mân mê mãi mẩu giấy kẹo xanh đỏ sau khi ăn hết “ruột”. Một người khác đi cùng luống cuống muốn giấu đi cái túi xách trị giá vài triệu đồng của mình.

Trong khi, chỉ cách vài ba trăm cây số là Hà Nội, nơi ngập tràn quần áo đẹp, các cao ốc thi nhau trưng các thương hiệu nổi tiếng thế giới, những chiếc ô tô bạc tỉ đậu san sát hai bên hè phố, những nhà hàng sang trọng mà mỗi bữa ăn bằng hoặc hơn cả năm thu nhập của một gia đình nông dân vẫn không ngớt rộn rã.

Trong khi người ta say mê với thành tích tăng trưởng GDP, thành tích giảm nghèo, dẫn ra những con số cho rằng hệ số tốc độ gia tăng bất bình đẳng ở Việt Nam thấp hơn các nền kinh tế khác, thì dường như đợt rét năm nay đã kéo lùi thành tích này xuống, làm cho nó mong manh hơn. Có những du khách không tiếc tiền lên núi chiêm ngưỡng băng tuyết thì cũng có những nông dân ngồi bên chiếu bán thịt trâu bò chết cóng đang tuyệt vọng, bên cạnh những chiếc ô tô đắt tiền từ miền xuôi đi lên du xuân có những ánh mắt lạ lẫm của người vùng cao co ro với tấm áo mỏng. Khi người ta bàn tán về chiếc nhẫn kim cương trị giá một triệu đô la Mỹ của vợ một quan chức thì có những em nhỏ tranh nhau miếng sắn, củ khoai. Nếu một nồi lẩu ở phố Quán Sứ (Hà Nội) có giá hàng triệu đồng thì một cân cá trích để ăn cả tuần của gia đình nọ chỉ có 5.000 đồng. Ở nước ta, khi ngày một nhiều người mua được những chiếc ô tô mà tiền thuế đã lên tới hàng chục tỉ đồng thì vẫn chưa bớt đi những người chỉ đi về bằng phương tiện duy nhất là hai bàn chân trần nứt nẻ. Trong khi ngày một nhiều những người mua thẻ làm hội viên một sân golf ở ngoại thành Hà Nội có giá tới 50.000 đô la Mỹ/năm thì cách đó chỉ vài trăm mét, ngoài bức tường bao, một gia đình nông dân chỉ có thu nhập 10-20.000 đồng/ngày.

Tết là cơ hội để nhiều người trả ơn nhau, tụ tập, mua bán, sắm sửa, thể hiện sự giàu có, sang trọng của gia đình mình. Còn với người thu nhập thấp, Tết là một mối lo biết trước mà không thể tránh. Bi kịch luôn xảy ra nặng nề nhất với những người nghèo. Sau những thửa ruộng, những cánh đồng xám xịt, câu chuyện Tết nào cũng xen nhiều tiếng thở dài vì người ốm, lúa chết, rau màu chết, trâu bò chết. Chưa hết, sau rét là thiếu lương thực, là giá cả tăng cao, là thiếu vốn cho sản xuất, thiếu nước cho ruộng.

Đất nước đã qua đổi mới nhiều năm nhưng những người nghèo như những mảnh vỡ của mùa Đông, của hiện đại hóa đang rơi rớt lại, phía sau những bản dài thành tích và cả những tiếng chúc mừng

Hồng Phúc
(Thời báo Kinh tế SG)

Nhớ Lễ phong tướng 60 năm trước.

Trong Mục “Sự kiện và nhân chứng” của báo điện tử quân đội nhân dân có bài “Nhớ Lễ phong tướng 60 năm trước” của Đại tướng Võ Nguyên Giáp viết. Trong các tướng lĩnh được phong đợt ấy, đa số là phụ huynh của nhiều học sinh trường Nguyễn Văn Trỗi. UT đăng lên giới thiệu, để anh em tham khảo.

“…Sau chiến thắng Việt Bắc, Bác đã bàn với Trung ương nhân dịp này để động viên tinh thần bộ đội, đánh dấu sự trưởng thành của lực lượng vũ trang qua hơn hai năm chiến đấu, cần thành lập Bộ Tổng tư lệnh Quân đội quốc gia Việt Nam, phong quân hàm cho một số cán bộ quân đội và tặng thưởng huân chương cho những người đã lập được chiến công. Chủ trương của Đảng được toàn thể thành viên trong hội đồng Chính phủ hoan nghênh....”

Xem chi tiết tại đây.

Đố các bạn khóa 7?

ĐỐ CÁC BN KHOÁ 7-AI ĐÂY?

Sẽ có câu chuyện về bạn này.Chú ý đón đọc trong thời gian sớm nhất.

Thứ Ba, 26 tháng 2, 2008

Bác TM tặng “Bé Nhí” Lan Anh nè!

Tưởng cha con Bé Nhí tài ba tìm được cây "Tu rên" trong Thảo cầm viên, ai dè lại tìm thấy trong "Tiếng Việt" lớp 4.Thế là quá giỏi rồi!
Dưới đây là câu chuyện về thứ trái chứa đựng nỗi buồn riêng( Sầu riêng).

Sự Tích Trái Sầu Riêng (Trích)

Ngày ấy, vào thời Tây Sơn, có một chàng trẻ tuổi
người vùng Đồng Nai. Chàng là người tài kiêm văn võ, đã từng vung gươm hưởng ứng cái bất bình của mọi người. Chàng từng cầm quân mấy lần làm cho tớ thầy chúa Nguyễn chạy dài.
Nhà Tây Sơn mất, chàng lui về quê nhà mượn nghề dạy trẻ để náu hình ẩn tích. Đột nhiên có tin dữ truyền đến làm cho mọi người xao xuyến. Gia Long vừa thắng thế trên đất nước Việt thì cũng bắt đầu giết hại những người đã từng làm quan cho nhà Tây Sơn. Nhà vua cứ dựa vào chức tước lớn hay nhỏ của họ mà gia hình: tư mã, quận công thì lăng trì, tùng xẻo; vệ úy, phân suất thì đánh gậy, phạt roi v.v...

Dân trong xóm sẵn lòng quý mến, khuyên chàng trốn đi thật xa. Họ giúp tiền gạo và mọi thứ cần dùng, trong đó có cả một chiếc thuyền nhỏ mui lồng để tiện đi lại. Vì không muốn để rơi vào tay quân địch, chàng ra đi. Ngược dòng sông Cửu Long, chàng tiến sâu vào nước Chân Lạp. Một hôm chàng cắm sào lên bộ mua thức ăn. Chàng bước vào một cái quán bên đường. Trong quán có một bà mẹ ngồi ủ rũ bên cạnh một cô gái nằm mê man bất tỉnh. Đó là hai mẹ con đi dâng hương trên núi, về đến đây thì con bị ốm nặng. Vốn có biệt tài về nghề thuốc, chàng hết sức chạy chữa, cuối cùng cũng giúp cô gái lấy lại sức khỏe. Và sẵn có thuyền riêng, chàng chở họ về tận nhà. Nàng là con gái chưa chồng, đã đến tuổi quay xa đạp cửi. Nàng có vẻ đẹp thùy mị. Tự nhiên có anh chàng trai người Việt ở đâu tận xa xôi đến trú ngụ tại nhà làm cho nàng quyến luyến. Sau một tuần chay tạ ơn Trời Phật, mẹ nàng cho biết là Phật đã báo mộng cho hai người lấy nhau. Chàng vui vẻ nhận lấy cuộc sống mới cho qua ngày. Từ đây chàng có chỗ ở nhất định. Nhà nàng là nhà làm ruộng nuôi tằm. Những việc đó chàng đều làm được cả.

* * *

Mười năm thoảng qua như một giấc mộng. Hai vợ chồng quấn quýt với nhau như đôi chim câu. Trong vườn nhà vợ có một cây ăn quả gọi là cây "tu rên" mà ở xứ sở chồng không có. Lần ấy gặp kỳ quả chín đầu mùa, vợ trèo lên cây trẩy xuống một quả, xẻ đưa cho chồng ăn. Quả "tu rên" vốn có một mùi hôi đặc biệt. Thấy chồng nhăn mặt vợ bảo:

-Anh cứ ăn sẽ biết nó đậm đà như lòng em đây. Không ngờ một năm kia, vợ đi dâng hương về thì ngộ cảm. Chồng cố công chạy chữa nhưng không sao cứu kịp. Cái chết chia rẽ cặp vợ chồng một cách đột ngột. Không thể nói hết cảnh tượng đau khổ của người chồng. Nhưng hai người vẫn gặp nhau trong mộng. Chồng hứa trọn đời sẽ không lấy một ai nữa. Còn hồn vợ thì hứa không lúc nào xa chồng. Nghe tin Gia Long đã thôi truy nã những người thù cũ, bà con chàng ở quê hương nhắn tin lên bảo về. Những người trong xóm cũng khuyên chàng nên đi đâu cho khuây khỏa. Chàng đành từ giã quê hương thứ hai của mình. Trước ngày lên đường, vợ báo mộng cho chồng biết là mình sẽ theo chàng cho đến sơn cùng thủy tận. Năm ấy cây "tu rên" tự nhiên chỉ hiện ra có mỗi một quả. Và quả "tu rên" đó tự nhiên rơi vào vạt áo giữa lúc chàng ra thăm cây kỷ niệm của vợ. Chàng mừng rỡ quyết đưa nó cùng mình về xứ sở. Chàng lại trở về nghề cũ. Nhưng nỗi riêng canh cánh không bao giờ nguôi. Chàng đã ương hạt "tu rên" thành cây đem trồng trong vườn ngoài ngõ. Từ đây, ngoài công việc dạy học còn có công việc chăm nom cây quý. Những cây "tu rên" của chàng ngày một lớn khỏe. Lại mười năm nữa sắp trôi qua. Chàng trai ngày xưa bây giờ tóc đã đốm bạc. Nhưng ông già ấy lòng bỗng trẻ lại khi thấy những hàng cây mà mình bấy lâu chăm chút nay đã bắt đầu khai hoa kết quả. ạng sung sướng mời họ hàng làng xóm tới dự đám giỗ của vợ và nhân thể thưởng thức một thứ quả lạ đầu tiên có ở trong vùng. Khi những quả "tu rên" bứng ra đặt lên bàn, mọi người thoáng ngửi thấy một mùi khó chịu. Nhưng chủ nhân biết ý đã nói đón: "... Nó xấu xí, nó hôi, nhưng múi của nó ở trong lại đẹp đẽ thơm tho như mối tình đậm đà của đôi vợ chồng son trẻ..."chàng vừa nói vừa xẻ những quả "tu rên" chia từng múi cho mọi người cùng nếm. Múi "tu rên" nuốt vào đến cổ quả có một vị ngon ngọt lạ thường. Đoạn, ông kể hết đoạn tình duyên xưa mà từ lúc về đến nay ông đã cố ý giấu kín trong lòng. Chàng kể mãi, kể mãi. Và khi kể xong, ở khóe mắt con người chung tình ấy long lanh hai giọt lệ nhỏ đúng vào múi "tu rên" đang cầm ở tay. Tự nhiên hai giọt nước mắt ấy sôi lên sùng sục trên múi "tu rên" như vôi gặp nước và cuối cùng thấm vào múi như giọt nước thấm vào lòng gạch. Sau đám giỗ ba ngày, người đàn ông ấy bỗng không bệnh mà chết. Từ đấy dân làng mỗi lần ăn thứ quả đó đều nhớ đến người gây giống, nhớ đến chuyện người đàn ông chung tình. Họ gọi "tu rên" bằng hai tiếng "sầu riêng" để nhớ mối tình chung thủy của chàng và nàng. Người ta còn nói những cây sầu riêng nào thuộc dòng dõi loại hạt có hai giọt nước mắt của anh chàng nhỏ vào thì mới là giống sầu riêng ngon.
Bác TM

CỔ TÍCH CHO NGƯỜI GIÀ

Tìm sự tích “cây tu rên” cho Bé Nhí, lại đọc phải sự tích “hoa trinh nữ” khiến ta phải giật mình bởi tính thời sự của nó :

· Chốn quan trường có thể làm thay đổi cả bản chất con người.

· Lòng trung quân mù quáng có thể biến con người thành công cụ tàn ác, vô luân.

· Bi kịch về thân phận con người... giữa tình yêu thánh thiện và quyền lực...

Phải chăng các bậc tiền nhân muốn nhắn gửi “ thông điệp” sâu xa này cho đám hậu bối đời sau?

Xem chi tiết tại đây

Thứ Hai, 25 tháng 2, 2008

Một chút nhớ về Hà nội.




































Chào Chính móm vào Sài gòn !









Hoàng hôn trên sông Sài gòn.




Chủ nhật đi thăm Chèm

Cty Phương Phương và Việt Phương có tiệc đầu xuân ở nhà hàng dân dã Bách Mộc Quán, ngay làng Đông Ngạc, không xa chân cầu Nam Thăng Long. Được đi ăn ké cũng là dịp thăm lại tuyến đường đạp xe từ Vĩnh Yên về Hà Nội suốt những năm của thập kỷ 1970.

Tết nhất đến chơi đâu truớc hết phải thăm viếng chùa chiền. Đông Ngạc có chùa Vẽ đẹp và nổi tiếng cùng dòng họ các cụ Hòang Tăng Bí, rồi hậu duệ là các cụ Hoàng Minh Giám, Hoàng Cơ Quảng... Nghe nói quê ông Phạm Gia Khiêm cũng ở đây.

Chùa Vẽ nằm trên khuôn viên rộng. Có tới chục tháp xá lợi. (Theo cụ Thiên Tích thì chùa này có nhiều sư trụ trì có tài, tâm và nổi tiếng khắp vùng nên mới vậy). Cty mời được cụ Tích đọc kinh cầu an, chúc phúc. Vừa chuông vừa mõ cụ nhẹ nhàng lật sách đọc từ A từ Z. Các cháu có thể chơi thể thao giỏi nhưng không thể ngồi để nghe đọc kinh suốt cả tiếng đồng hồ.

Viếng chùa xong, cả đòan về quán ăn cơm trưa. Gọi là "Bách Mộc Quán" vì quán nằm trong khuôn viên vườn nhà có 2 cây bách già. Ông chủ có tên là Kim Đồng cũng là đệ tử Vĩnh Xuân. Đây là quán sinh thái, xung quanh có vườn cây, thảm cỏ, có hồ rộng cho khách câu cá. Không khí trong lành cùng mê-nuy ẩm thực đồng quê. Trưa nay đã đặt tòan các món dân dã, nào chim sẻ nướng (mà cháu Lúm, con Trung, thắc mắc: Sao gà Đông Ngạc bé thế?), cua đồng rang mặn, cá sông Hồng nấu chuối... Các món ngon được thưởng thức cùng R thuốc ngâm đã 8 năm của thầy Trung.

Tết nhất ngao du như vậy thì thật là sướng!

Thứ Bảy, 23 tháng 2, 2008

KỶ NIỆM VỀ BẠN

Có lẽ các bạn bận, hoặc không nhớ nguời mang phù hiệu binh chủng thông tin, đeo kính cận mà Vinh đưa ra để mọi người đoán cùng Phùng Sơn là ai? Tôi xin nhắc để mọi người nhớ.

Nếu các bạn B1 còn nhớ thì hắn là người nghịch nhất, nhì đại đội. Tuy học lực kém, nhưng nghịch thì" ve kêu", dân Nam bộ nói vậy. Nói chung các trò nghịch ngợm đều do nó nghĩ ra hoặc du nhập từ các khoá trên, từ nhảy giếng, ăn cắp sách trong thư viện trường, leo núi, đốt cỏ tranh, các trò ăn cắp chỉ là chuyện nhỏ hay thường ngày ở huyện. Chuyện lớn là các trò như: Mang thuốc nổ vào chỗ ngủ, đốt pháo sáng, lấy mica, ống đồng trong xe công binh, ném lựu đạn xuống giếng, mang kíp bom bi vào lớp chọc cho nó nổ, mà chính nó là nạn nhân, bị tét mấy đầu ngón tay, còn mấy mảnh bom trong mắt nên mới phải mang kính. Tôi nhớ khi đó không biết bằng cách nào nó tháo cái kíp bom bi ra được một nửa, lúc đó đang giờ học toán của thầy Tề, thầy đang hướng dẫn một số bạn ở ngoài sân thực hành đo góc tam giác, nó lại ngồi bàn đầu vì có thành tích bất hảo. Tôi từ bàn dưới đi lên chỗ nó, thấy nó lấy ngòi bút mực chọc vào cái nốt vàng vàng trên kíp bom nói đây là hạt nổ. Tôi hỏi laị hạt nổ đâu ?Nó lại chọc vào chỗ đó, bỗng nhiên tôi thấy loé lên một cái, hai tai điếc đặc, còn nó thì chui xuống gầm bàn chạy mất. Cái đầu của nó đã chắn cho tôi. Cũng may mà nó tháo cái kíp bom được một nửa, không thì toi rồi? Hai tai tôi ù đặc mất mấy ngày, lúc nào cũng như ai đập mấy tấm tôn trong đầu. Riêng nó, để nói dối các thầy về cái mặt lỗ chỗ vết thương, hai tay cũng vậy nó bảo với y tá trường là đi ỉa bị ai đó "pháo kích" (chuyện này xảy ra thường xuyên với tất cả học sinh ỏ Trung hà, các thầy thỉnh thoảng cũng bị tưởng lầm nếu không hô to lên, các trò thì chuyển sang đi bí mật). Sau này nó còn mấy mảnh kíp bom trong ngón tay và mắt. Nói chung là nó nghịch không ngừng nghỉ, bất cứ trò gì? Sau này đi bộ đội cũng thế? Tới đây thì mọi người có lẽ đã đoán ra là ai rồi?

Nó là thằng "tày lờ" Đàm Quang Lương, con bố Đàm Quang Trung nổi tiếng. Ở trung đội 1, C51.

Hồ Bá Đạt

ĐỜI TA

Lục trong đống sổ sách cũ, tìm thấy bài thơ của 1 bạn trường Bé (hình như là Dũng "thọt") làm vào khoảng năm 1970. Thấy vẫn còn hay nên đăng lên AE xem chơi.

Đã cùng ly biệt biết bao lâu

Lòng buồn trăn trở mấy đêm thâu

Đêm nay gió thổi lòng ta lạnh

Nhớ bạn tri ân mắt lệ sầu


Cánh chim bạt gió tận phương nào

Cuộc đời phiêu bạt xiết lao đao

Mấy phen chìm nổi đời giông tố

Lữ khách làm chi chẳng xót đau


Hãy nghe ta nói người ơi

Khổ thì có khổ nhưng đời chúng ta :


Đâu phải đời ta chốn lợi danh

Cúi luồn mơ ứơc cái hư vinh

Lao vào giông tố đời ta đó

Dọc ngang cho thỏa chí bình sinh


Ấm êm một kiếp với thê nhi

Cuộc đời phẳng lặng có mong chi

Hải hồ trôi nổi đời ta đó

Nguy hiểm gian truân có sá gì


Sống trong nhung lụa giữa tình thương

Rùng mình khi nhắc chữ phong sương

Dầm mứa giãi nắng đời ta đó

Thanh gươm yên ngựa ruổi sa trường

Thứ Sáu, 22 tháng 2, 2008

Tiềm ẩn 2

Nhân việc đăng bài Tiềm ẩn trích từ Báo SGGP, nếu liên hệ với chính Bạn Trỗi (BT) chúng ta, cũng đã thấy có nhiều điều cần bộc bạch.

Nhớ khi xưa, các lớp BT về cơ bản là "rất ham chơi", bom đạn súng ống gì cũng quậy tuốt luốt... và đa số cùng lười học (khác với dốt), nhưng anh nào đã chịu học thì giỏi "khét tiếng". Nhờ thế khi chuyển về học tại các trường phổ thông cũng được chúng bạn "hơi" vì nể về sự học. (Đó cũng nhờ ăn theo các danh thủ thôi!).

Khóa 5 là thử thách lớn nhất, vì vừa giải tán Trường là phải thi tuyển đại học. (Bộ trưởng Tạ Quang Bửu chính thức yêu cầu tái lập kì thi này sau 5 năm chiến tranh tạm dừng để nâng cao chất lượng đầu vào. Kì thi chính thức được tổ chức lần đầu vào năm 1970. Thiên hạ trượt liểng xiểng, tuy chưa thống kê, nhưng BT khóa 5 thi đỗ đại học rồi về ĐHQS và ĐHQY "hơi" bị nhiều!

Khi chúng tôi, (Hà, Công, Học) về ĐHQY, đã nghe tiếng anh Thiện Nhân (nay là PTT-trước cũng thuộc diện nhập về ĐHQY vì bố là bác sĩ QY), đã thi đạt điểm tuyệt đối 3 x 10 = 30 điểm, (thậm chí còn được tặng 0,5 điểm vì đã chứng minh đề tóan ra chưa chặt!). Anh Nhân sau đó đi Tây học, nhưng mọi người (kể cả người yêu ở khóa dưới, là vợ anh bây giờ), khi nói về anh luôn với tình cảm ngưỡng mộ!

BT con nhà Y thường bị đưa về ĐHQY, dù thi đủ điểm du học nước ngoài và cho dù không thích ngành y (thế hệ mình khi đó là vậy). Nên năm đầu, anh em học cũng láng cháng và vì thuộc diện đi học nước ngoài (giống anh Nhân) nên chẳng được anh em lính cựu ưu ái cho lắm. Vì thế cả bọn BT tới năm cuối mới được kết nạp Đảng (ở đợt vét!).
Nhưng việc học thì luôn được trọng nể cho dù còn lười... Các năm sau do lòng tự trọng về truyền thống gia đình, nên học chăm hơn và được xếp vào loại khá giỏi, rồi cứ thế chăm chỉ riết tới bây giờ. Anh em cũng "ngọ nguậy" được vài thứ - nhưng tự thấy mình chưa bao giờ xứng là thuộc "dạng có tài nhưng "tiềm ẩn".

Cũng giống như bao BT, điều "tiềm ẩn" có sẵn trong chúng ta là điểm nhất định không làm điều gì để mình bị coi thường... Có lẽ vì thế nên BT ta tin, quí nhau gấp nhiều lần hơn tỷ lệ đỗ đạt và thành danh. Vì thế nên tôi và bạn có quyền tự hào là, trong chúng ta luôn "tiềm ẩn" nhiều cái "thực", chứ không phải thứ "ảo" mà báo đã nêu. Ngay việc bạn đang lướt "net" đọc được các dòng này cũng đã là kỳ tài đấy - vì cùng lứa với ta, nhiều "ông bà" đang là lãnh đạo đã mờ mắt, đau lưng, ngồi họp cả ngày, nhưng "báo này" không xem nổi lấy 1 lần!

Phúc Học k7 Đà Nẵng

Đằng sau tấm huân chương

Chục năm trước

Cuối những năm của thế kỷ XX thường đến thăm các chú Trần Độ, Lê Tòan Thư, Nguyễn Thọ Chân… Biết cha chúng tôi chưa được truy tặng Huân chương Hồ Chí Minh, các chú đều nói: Nhà nước trao tặng cho chúng tao từ những năm 1986-87, cha các cháu là bậc đàn anh mà chưa đựơc thì đây là một thiếu sót lớn.

Đã từ lâu thấm nhuần tư tưởng “không ai thương mình bằng chính mình” và “con có khóc thì mẹ mới vạch ti cho bú”, vốn quen tự thân vận động mà anh em tôi tìm hiểu chính sách rồi đề đạt với Bộ Ngọai giao - cơ quan cuối cùng của cụ. Phòng Thi đua khen thưởng hiểu việc phải làm và cuối 2001, cha chúng tôi được truy tặng Huân chương Hồ Chí Minh. Đầu năm 2002, Bộ truởng Nguyễn Di Niên thay mặt Chủ tịch nước trao cho gia đình huân chương cao quý này. Sau buổi lễ, chúng tôi ra nghĩa trang báo cáo với cha mẹ niềm vui này.

Vài năm sau, ông anh làm ở Ban Khoa giáo TW thông báo: Nhà nước đang dự thảo điều chỉnh “Luật Thi đua khen thưởng” và cha có thể “vào diện đuợc điều chỉnh” vì từng là Thường vụ Xứ ủy lãnh đạo khởi nghĩa Hà Nội. Quả thật vài chục năm trước, ta có tư duy: thành quả cách mạng là của chung tập thể và quên đi vai trò cá nhân trong lịch sử. Nay đã khác! Như vậy đây là dịp để lịch sử đánh giá lại đúng công lao của thế hệ đi truớc.

Những điều trăn trở

Việc góp phần để xã hội đánh giá đúng công lao của những chiến sĩ đã hy sinh vì nước, vì dân là việc làm vô cùng cần thiết. Làm xong việc lớn cho cha mẹ, tôi muốn tư vấn - trước hết – là gia đình các bạn Trỗi. Từng gửi huớng dẫn thực hiện “Luật Thi đua khen thưởng” tới nhiều bạn. Mong các bạn gửi trích ngang của các cụ tới cơ quan cuối cùng các cụ công tác. (Trong Luật hướng dẫn rất cụ thể ở truờng hợp nào, cương vị nào thì được điều chỉnh). Hôm rồi trên blog có tay nào đấy bảo tôi “chạy huân chuơng”. Đồ vô lại! Các bạn nên nhớ công lao của các cụ phải được đánh giá thật khách quan, không cho phép chúng ta “chạy” bằng bất cứ đồng xu nào!

Năm rồi tại Quốc hội, Nhà sử học Dương Trung Quốc có nhắc lại Quyết định của Hồ Chủ tịch kí năm 1948 trao tặng huân chương cho các chiến sĩ Nam Bộ, Bắc Sơn và 34 chiến sĩ VNTTGPQ nhưng đến nay chưa một chiến sĩ nào đựơc trao tặng(!). Mà các cụ lứa đó đi đã gần hết?

Không kém trăn trở khi bao tướng lĩnh quân đội (cha mẹ nhiều lính Trỗi) hy sinh cho sự nghiệp giải phóng dân tộc suốt mấy chục năm qua, trực tiếp đuơng đầu với 2 đế quốc lớn mà, dường như, không có (ít nhất) là Độc lập hạng Ba(?). Còn nhiều quan chức thế hệ con cháu chỉ cần “có ghế” thứ, bộ truởng là nghiễm nhiên được trao tặng huân chương. Thật nực cười! Nực cười hơn khi nay có kiểu “chúng ta tự gắn huân chương cho chúng ta”! Thiết nghĩ hãy để cho thế hệ sau đánh giá lại công lao của thế hệ người đi truớc mới là cách nhìn nhận khách quan, chính xác!

Thứ Năm, 21 tháng 2, 2008

Thông báo

Bạn Nguyễn Xuân Tiến (B6-K8) tổ chức đám cưới cho con gái và có lời mời như sau:

Kính mời các bạn cựu học sinh trường VHQĐ Nguyễn Văn Trỗi tới dự lễ thành hôn của 2 con chúng tôi là:

Nguyễn Thanh ThủyNguyễn Tuấn Hưng

Hôn lễ được tổ chức hồi 11h00, ngày 22 tháng 02 năm 2008.

Tại Bảo tàng Bộ Tư lệnh Thông tin, số 1 phố Giang Văn Minh, Hà nội.

Trân trọng kính mời.

Nhà gái: Nguyễn Xuân Tiến – Đào Thị Lân
Nhà trai: Nguyễn Tuấn Hường – Nguyễn Thị Tuyết

HOA XUÂN









HOA XUÂN





@ Cháu Lan Anh!
Hôm nọ mượn chuột của cháu , hôm nay bác tặng lại cháu chùm hoa này, gọi là chút lộc xuân may mắn.
Ồ, mà nó là hoa gì nhỉ ?

Bác TM

Tài năng sớm phát

Đi du khảo chùa chiền đầu xuân có 2 bố con chú Hữu Việt (báo Tiền Phong). Hữu Khôi con trai trưởng của Việt. Cháu mới 10 tuổi, học lớp 4 nhưng “phát tiết” nhiều vấn đề. Bố là nhà báo nên con cũng thế chăng? Nghe, hỏi liên tục (chả hiểu ông Hũu Mai ngày xưa có bị Hữu Việt tra tấn liên tịch như thế?); thậm chí cánh bạn gái cùng đi hơi khó chịu vì “hắn ta lắm mồm quá!”.

Tại chùa Vĩnh Nghiêm, nghe cụ Tích đọc sớ cầu an có nhắc đế cái tên “Samaly”. Vậy là cậu để ý, khi biết trong đòan có chị Ly người Khơ-me là bám ngay: "Chị là dân Khơ-me à? Ở tỉnh nào? Chị nói thử 1 câu tiếng Khơ-me để em lấy máy ghi âm của bố ghi lại. Thế dân Khơ-me ăn uống ra sao? Viết thế nào?...". Đại lọai là tỏ ra rất có nghề. Cậu còn khóac tay chị đi vòng quanh chùa tiếp tục khai thác.

GM đi cùng xe với Hữu Việt. Khi chia tay, Hữu Khôi nói với bác: “Hôm nay cháu biết được 2 bí mật cấp quốc gia. Thứ nhất, bác Quốc không phải ai khác mà chính là bác H; hai là, bác GM chính là 1 nhà nghiên cứu vũ khí bí mật”. Nghe ông cháu nói vậy mà ngại! (Vũ khí bác GM thì có thật nhưng có lẽ chỉ là súng phun nước chứ bí mật với bí không mật cái nỗi gì. Nhưng làm sao được... trẻ con mà!!!).

(Vì không có ảnh Hữu Khôi nên BBT tạm post "hình ảnh cháu sau đây 30 năm" cùng bác GM ở chùa Bổ Đà. Xin được sự cảm thông!).

Thứ Tư, 20 tháng 2, 2008

NHẬU TÝ


Nào,em mời các pác ta cùng 1...2...3 ZÔ...Ô...ZÔ.

Thứ Ba, 19 tháng 2, 2008

Cập nhật Proxy

Hôm nay tại Hà nội 2 Proxy sau truy cập mạng rất tốt:

IP: 165.228.131.10 port: 3128

IP: 165.228.133.10 port: 3128

Anh em nào thấy cần có thể cập nhật.

Thứ Hai, 18 tháng 2, 2008

Chuột rơm và chuột thật





Chuột rơm sưu tầm được ở một góc chợ hoa Nguyễn Huệ & chuột "nhậu TÝ"

Thông báo

Bạn Nguyễn Phương Tuấn (K8) tổ chức đám cưới cho con trai và có lời mời như sau:

Kính mời các bạn cựu học sinh trường VHQĐ Nguyễn Văn Trỗi tới dự lễ thành hôn của 2 con chúng tôi là:

Nguyễn Phương Tú Phan Hải Vân

Hôn lễ được tổ chức hồi 11h00, ngày 26 tháng 02 năm 2008.

Tại 33 Phạm Ngũ Lão, Hà nội.

Trân trọng kính mời.

Nhà trai: Nguyễn Phương Tuấn - Phạm Thanh Hà
Nhà gái: Phan Bá Hưng - Thái Thị Hải

Chủ Nhật, 17 tháng 2, 2008

TIN BUỒN

BLL K8 thương tiếc báo tin:

Bạn Nguyễn Minh Phú (B2 K8) sinh 1957

Nguyên giám đốc Côngty TNHH Trans Pacific services

đã từ trần hồi 17h03', ngày 16 tháng 2 năm 2008, tại Hà nội. Do căn bệnh hiểm nghèo.

Chương trình tang lễ :

Lễ viếng : từ 7h30' đến 9h30' thứ tư ngày 20/02/2008 tại nhà tang lễ Bộ quốc phòng số 5 Trần Thánh Tông, Hà nội. Hỏa táng cùng ngày, tại nhà hóa thân Hoàn vũ , Văn điển - Hà nội. An táng tại Nghĩa trang Thanh tước.

K8 và anh em trường VHQĐ Nguyễn Văn Trỗi, đúng 7h30' ngày 20/2/2008 tập trung viếng Phú, tại nhà tang lễ số 5 Trần Thánh Tông, Hà nội.

Thứ Bảy, 16 tháng 2, 2008

Thư giãn thứ bảy!

Ai thức khuya lướt WEB thế này?.........






...................để đến nỗi ngủ quên !








....."kẻ thù"vào phá phách

Gửi Đỗ Nghĩa

Bạn làm gì mà lim dim thế?














Ảnh chụp lúc Đỗ Nghĩa đứng trước dãy nhà ăn,
trạm xá và nhà nữ hồi trước.

Thứ Năm, 14 tháng 2, 2008

VỢ MUỘN

Tết. Mồng ba. Tôi đi thăm chúc tết gia đình mấy người bạn cũ. Tình cờ gặp người bạn Trỗi ngày xưa. Dễ đến gần bốn chục năm mới gặp nhau. Chuyện xa, chuyện gần, rồi tới chuyện gia đình. Bạn hỏi: “Sao lấy vợ muộn thế?”. Biết trả lời sao đây!? Trong vô vàn những lý do, những trục trặc khách, chủ quan, tôi chẳng hiểu đâu là lý do chính, đâu là phụ? Tôi phỏng đoán. Vợ muộn cũng có thể một phần là lý do sau đây chăng? Chẳng muốn tin nhưng rõ ràng nếu không thì làm sao mà tình duyên tôi cứ vật vã, trắc trở, lận đận mãi thế.
Năm 1974, khi tôi học năm thứ hai Đại Học Kỹ Thuật Quân Sự trên Vĩnh Yên. Trong một lần đi thăm thằng bạn nằm ở Quân Y viện 109, hắn đi cắt “Phimuzit”, tỉ tê thế nào tôi quen được em y tá mới ra trường phụ trách thay bông, băng và chăm sóc thằng bạn. Cô ta là con gái ông bác sỹ Phó khoa của viện.
Rồi nhằng nhịt dây Mơ rễ Má, tôi quen thêm được ba em nữa. Ba cô bạn sau này lần hồi cũng bị ba ông bạn trường Trỗi của tôi “nhõn mất”.
Vào một sáng cuối thu, trời trung du se se ngọn gió heo may, cô bạn tôi hớt hơ hớt hải chạy tới báo tin và mời chúng tôi đi dự đám cưới. Trước khi về cô bạn tôi nói nhỏ cho biết:
- Cái Lan dưới Tam Dương học lớp 10 với em, nó cưới chạy. Chủ nhật tuần tới bọn anh phải đi với chúng em đấy, không đi là không được đâu.
Quái, chúng tôi đã gặp Lan bao giờ đâu? Và cũng chả có quan hệ gì, hơn nữa thiệp mời chả có. Đi là đi thế nào, cô bạn của mình sao hôm nay lại tự nhiên chủ nghĩa thế?
Tưởng nói chơi ai dè thật. Trưa chủ nhật đang “Cầy ải” chuẩn bị cho môn thi sáng thứ hai. Nghe trực ban báo có khách, tôi lò dò đi ra cổng trường, thì đã thấy bốn em trang phục chỉnh tề, với bốn chiếc xe đạp dựng kế bên và trên "Poc-ba-ga" một chiếc xe đã buộc sẵn một gói to, tôi nghĩ chắc là quà mừng đám cưới.
Tôi trình bày hoàn cảnh là ba ông bạn không đi được vì phải ôn thi. Nghe tôi nói cả bọn mặt buồn thiu.
- Thế còn anh, anh phải đi với chúng em!
Tính tôi hay cả nể và ham vui. Nên dù biết sáng thứ hai thi và bài vở cũng chưa ôn được bao nhiêu nhưng trước các người đẹp tự nhiên lòng tôi rũ ra như rau cải phải nắng, chẳng còn chủ động được gì. Hơn nữa thấy nói đi dự đám cưới tôi cũng thấy háo hức vì từ bé tới giờ tôi có được ai mời hoặc được ai “rủ rê” đi đám cưới bao giờ. Thế là trong cái đầu mải chơi của tôi việc thi cử quan trọng, lúc này tôi chỉ coi là "chim" con kiến hết. Tôi quyết định rất nhanh:
- Thôi được anh sẽ đi với bọn em, dưng mà phải về sớm đấy.
Thế là chúng tôi rồng rắn lên đường.
Trên đường đi tự dưng thấy ngài ngại, tôi bắt đầu dao động, và điều này đã tác động trực tiếp tới lập trường trường vốn rất hay thay đổi của tôi. Tôi thủ thỉ với các em:
- Anh chẳng quen biết ai, cả nhà trai lẫn gái nên ngại lắm. Anh sẽ chờ ở ngoài khi nào đám cưới tan anh sẽ đón.
- Không được! Ai lại thế, Anh cứ nói là bạn học với Lan. Với lại chẳng ai cật vấn anh trong ngày vui như thế này. Anh cứ theo bọn em, chúng em đi đâu anh đi đấy, bọn em ngồi mâm nào thì anh ngồi mâm ấy. Anh chả gì phải sợ.
Thấy mấy em nói có lý nên tôi cũng xuôi xuôi. Thế mới biết cái anh cấp phó, phụ trách chính trị trong quân đội nó quan trọng như thế nào, vậy mà từ trước tới nay chúng tôi cứ ngoạc mồm ra chửi “Mấy ông này là đồ con vịt vô tích sự”.
Đường từ Vĩnh Yên tới nhà gái trên Tam Dương chỉ khoảng hơn hai mươi cây số nhưng đường đồi quanh co lên lên, xuống xuống nên hai tiếng đồng hồ sau khi xuất phát chúng tôi mới tới nơi.
Nhà gái nằm trên sườn đồi, xung quanh cây lá xanh ngắt, cổng vào nhà được trang hoàng lộng lẫy, bằng hai hàng cau và những tàu lá cọ được đan lại với nhau, có gài xen kẽ những bông hoa dại, tôi chỉ nhận ra được mỗi hoa mua. Đẹp và lãng mạn.
Vì là thằng đàn ông duy nhất trong đoàn nên tôi nhận tràch nhiệm bê quà mừng. Chẳng biết quà là gì, dù trông to và “đồ sộ” thế nhưng khi bê tôi thấy rất nhẹ. Được bọc bằng giấy báo và phía ngoài thêm một lớp giấy điều cho lịch sự.
Vừa bước vào đến cổng, bất ngờ tôi bị một ông dáng chừng trong ban tổ chức la tướng lên: "A, đây rồi!", và lao ngay tới chỗ tôi. Một tay ông ta xỏ qua nách, quàng lấy vai, lôi tôi xềnh sệch về phía cái sân gạch, bên trên được che bằng những cái vỏ chăn nhiều màu sắc. Qua sân gạch là ngôi nhà ngói năm gian đã khá đông khách đang ngồi dùng tiệc. Vì vướng hai tay đang bê chồng quà và quá bất ngờ, mấy đứa bạn tôi chỉ kịp vội nắm lấy tay bên này của tôi kéo ngược lại. Tôi trong hoàn cảnh như bức tranh dân gian Đông Hồ "Đánh ghen", không bên nào chịu bên nào. Ông trong ban tổ chức nói lớn:
- Mâm các cụ trên nhà còn thiếu, chờ mãi, chỉ cần thêm một cụ nữa là đủ mâm. Thế quái nào cá nhân lại quan trọng thế, gần ba mươi phút đồng hồ mà không có thêm cụ nào tới. Để bốn cụ ngồi chờ, nhìn mâm e không tiện. Dịch vị dù có nhiều bao nhiêu thì nó cũng chỉ có giới hạn. Nên ban tổ chức quyết định. Bất cứ khách đàn ông nào tới, không phân biệt tuổi tác sẽ được thay vào vị trí thiếu ở mâm các cụ theo tục làng, để các cụ nhập tiệc.
Khi đi, bước chân trái thế quái nào tôi rơi đúng vị trí ấy. Thế là một bên là các em hừng hực sức lực tuổi đôi mươi, với những cặp ngực no tròn hằn lên sau làn áo mỏng kiên quyết giữ “Lời thề”; một bên là ông trong ban tổ chức người săn chắc, khoẻ như một thợ cày chuyên nghiệp kiên quyết giữ “Chủ quyền”. Chả bên nào chịu bên nào.
Bất ngờ gói quà tôi đang bê tuột khỏi tay, rơi đến xoảng một cái xuống nền sân gạch, tấm giấy điều mỏng bung ra. Tôi lạnh hết cả người.
Bỗng có một bác la toáng lên:
- Cái mâm, giữ lấy cái mâm! Nó lăn, nó lăn ... kìa nó lăn ...
Thì ra tặng phẩm là một cái mâm nhôm và mấy cái nồi sắt tráng men. Chẳng biết thế quái nào chiếc mâm lại rơi theo chiều thẳng đứng và cứ thế nó lăn, lăn trên nền sân gạch thoải dốc theo sườn đồi, do quán tính, cứ thế lăn nhanh băng qua sân và lao đến "tõm" một cái xuống cái ao phía bên này.
Thế có chết bỏ mẹ không cơ chứ! Thật là dở khóc dở cười. Cũng may người nhà nhiệt tình cho người cởi phắt quần áo nhảy tùm xuống ao vớt ngay trong cái se lạnh tiết cuối thu vùng sơn cước.
Cuối cùng tôi cũng không thể thoát được lệ làng. Ngồi mâm các cụ rượu thì không biết uống, ăn chẳng dám ăn, để mặc các cụ ngồi nhắm, chuyện trò. Tôi buông mắt lơ đãng nhìn và tự dưng thấy ghen tị với hai con bồ câu đang tranh nhau “Xơi tái” trái tim trên tấm phông to tướng treo giữa nhà. Bên cạnh là câu khẩu hiệu “Vui duyên mới không quên nhiệm vụ” đối diện với nó là một khẩu hiệu khác rất mạnh mẽ “Kiên quyết chỉ đẻ một con”.
Tôi chạnh lòng, vui đâu không biết, đẻ đái gì tôi cũng chẳng quan tâm, trong bụng lúc này đang réo sôi ùng ục, nước miếng thì tứa ra chẳng biết có phải vì mâm cỗ hay vì cái gì. Nhưng rõ ràng lúc này tôi chỉ muốn được như đôi chim kia hồn nhiên thưởng thức món trái tim ngon lành, chẳng e lệ và phụ thuộc vào ai.
Tiệc cưới tan trong chiều trung du chạng vạng. Chúng tôi lầm lũi đạp xe men theo triền dốc ngựơc trở ra, trực chỉ hướng thị xã Vĩnh Yên. Bịn rịn chia tay nhau ở chân Dốc Láp, các em nhìn tôi với ánh mắt như có lỗi. Cô bạn của tôi ỏn ẻn:
- Thôi anh về đi!
Và dúi vội cho tôi một gói lá chuối to, thịt và xôi. Xuống tới chân dốc, ôm khư khư bọc xôi thịt trong tay tôi quay đầu nhìn lại vẫn thấy bốn cái bóng bạn tôi mờ mờ trong màn sương giăng, rồi bóng tối ập xuống rất nhanh, trong khoảnh khắc tôi không còn nhìn thấy gì nữa.
Sau này nghe các cụ nói “Trai chưa vợ, gái chưa chồng người ta kiêng không đi dự đám cưới “chạy”. Ai lỡ vô phúc đi dự thì đường tình duyên sau này sẽ gặp trắc trở”. Chẳng biết có đúng?

Duy Đảo k6

Thứ Tư, 13 tháng 2, 2008

MÂM NGŨ QUẢ

Tết đã bắt đầu từ từ hết, nhưng tôi vẫn xin gửi tới AE 1 bài về mâm ngũ quả, cái mà chắc nhà nào cũng có trong mấy ngày qua. Lẽ ra đúng thời điểm nhất là trước tết phải đăng bài này, song vì có trưng mâm Ngũ quả thì mới nghĩ tới nó. Có nghĩ tới nó thì mới tìm hiểu và chuẩn bị viết bài. Ngặt cái, mấy ngày tết “xỉn” quá viết không được. Bây giờ vẫn còn chút xíu tết, vội vã gửi. Mong AE xá lỗi!

Nguồn gốc mâm Ngũ quả được xuất phát từ Tàu, thể hiện cho sự mong muốn đầy đủ, mà bấy giờ là các loại ngũ cốc người tàu thường dùng : gạo, nếp, lúa mì, tiêu mạch và đậu. Các thứ này có lẽ trưng bày trên bàn thờ thì coi không đẹp, nên không biết ai ở thời Chiến quốc đã nghĩ ra 5 loại trái cây thể hiện nó và phù hợp với thuyết Ngũ hành, đó là :

Táo thể hiện gạo, mầu xanh, hành mộc, hướng đông

Hạt dẻ thể hiện nếp, mầu đen, hành thủy, hướng bắc

Tắc (quất) thể hiện lúa mì, mầu vàng, hành thổ, trung tâm

Đào thể hiện tiểu mạch, mầu đỏ, hành hỏa, hướng nam

Mận (roi) thể hiện đậu, mầu trắng, hành kim, hướng tây

Khi cái “thủ tục” này lan qua Việt Nam ta và sau nhiều đời thì không còn bị ràng

buộc bởi cái ý nghĩa trên nữa. Tuy vậy mâm Ngũ quả ở miền Nam và miền Bắc có khác nhau. Mâm Ngũ quả của người Bắc thường có nải chuối hoặc quả phật thủ thể hiện sự che chở của trời phật cho con người. Ngoài ra, nói chung không kiêng cữ gì (có lẽ phần nào còn tư tưởng XHCN chăng ?), miễn sao mâm Ngũ quả trưng ngày tết sao cho đẹp, cho “hoành tráng”, nhiều mầu sắc nên thường dùng các thứ cam, quýt, táo, đào, lựu, hồng… và thậm chí cả ớt với nhiều mầu sắc khác nhau.

Nhưng mâm Ngũ quả của người Nam thì mang ý nghĩa là sự cầu mong của gia chủ trong năm tới. Do vây thường trưng những trái như : mãng cầu (na), dừa, đu đủ, xoài, sung (đọc theo cách nói của người Nam là : cầu vừa đủ xài sung). Hay cũng theo kiểu : cầu đủ tiêu xài hoặc cầu tiêu đủ xài !... Cũng do cách nói này, nên người Nam kiêng các trái như Chuối (chúi nhủi), khổ qua/ mướp đắng (khổ quá) hay tiêu (tiêu luôn), cam (cam chịu)…Song tất cả cũng chỉ là người xưa hoặc một số vùng nông thôn miền Nam, còn ở thành phố ngày nay, nói chung người Nam chỉ tránh không trưng một số trái như chuối, khổ qua và hay chưng các trái như thơm (dứa) vừa đẹp, vừa có ý nghĩa (thơm tho), hay trái thanh long (rồng xanh), bưởi, dưa hấu thể hiện sự căng tròn, no đủ….

Nói tóm lại, mâm Ngũ quả ngày nay mang nhiều tính cách trang trí cho đẹp bàn thờ ngày tết mà thôi. Tuy nhiên, dù chỉ có vài trái cây bày trên 1 cái điã (có khi rất nhỏ), nhưng dân ta vẫn luôn trân trọng gói đó là “Mâm ngũ quả” để dâng ông bà. Đó là cái tên chung để chỉ đĩa trái cây trưng bày ngày tết và chỉ cho ngày tết.
Năm mới tới, chúc EA Trỗi mạnh khỏe bởi sức khỏe là điều EA ta cần nhất vào tuổi này, và chỉ mong như thế là quá đủ với chúng ta rồi. Có sức khỏe, AE ta làm được mọi thứ, ko có thì chỉ "cày" cho mấy thằng bác sĩ hưởng mà thôi. Chúc blog ÚT TRỖI có thêm nhiều thành viên tham gia. Hệp pi niu ỉa ! (người Hà Tĩnh nói tiếng Anh có hơi khác 1 chút, AE đừng chê trách)

Những cái nhìn... ác

Tại cửa nhà cụ Thiên Tích sáng 4 Tết, GM đọc bảng hiệu của 1 cửa hàng mà phì cười và ghi lại. Dám mua bán sắt vụn với bánh chưng và hoa quả tươi. Tạp-pí-lù thế có chết nhau không cơ chứ!!! Ấy vậy có người lại nói "cơ chế thị trường" mà, sẵn sàng "divu" bất cứ cái gì người ta cần!

Thứ Ba, 12 tháng 2, 2008

Thăm Văn Cao ở Nghĩa trang Mai Dịch

Nghĩa trang Mai Dịch nơi an nghỉ không chỉ của các tướng lĩnh, các nhà cách mạng mà còn của nhiều danh nhân. Với người lớn chúng ta điều ấy dễ hiểu nhưng với thế hệ trẻ 8X, 9X thì đây là 1 sự mới lạ, hấp dẫn. Từng đọc các tác phẩm của họ, nay các cháu được thăm nơi an nghỉ cuối cùng. Nào là các nhà thơ như Nguyễn Đình Thi, Cù Huy Cận, các nhà nghiên cứu như Phạm Huy Thông, các nhà bác học như Trần Đại Nghĩa...

Sáng 3 Tết, gia đình đưa các cháu ra thăm mộ ông bà nội. Hai cháu được chỉ dẫn tới thăm mộ Văn Cao, nằm tận cùng phía trái nghĩa trang. Bia làm bằng đá có khắc phù điêu chân dung ông. Trên đó không ghi nhiều mà chỉ vỉn vẹn 2 dòng “Nhạc sĩ Văn Cao. Giải thưởng Hồ Chí Minh tác phẩm Tiến quân ca”. Thật giản dị nhưng quá vĩ đại, đúng như cuộc đời ông!

Tết về, gia đình đặt cành đào bên mộ. Dưới đó chắc cụ ngậm cười!

Chủ Nhật, 10 tháng 2, 2008

TÌM BẠN

Mấy ngày Tết vừa qua Hà nội vẫn rét nhiều. Cũng chẳng đi thăm chúc Tết được là mấy, ngồi nhà chờ tiếp khách vậy. Những lúc vắng khách, lại lên ngồi vào PC “nghịch” và online. Lục lại số ảnh cũ từ ngày xưa của mấy lính Trỗi K8 mà Đạt đã gửi, rỗi việc ngồi chỉnh sửa lại cho rõ, vì mấy anh em này đã từ lâu, K8 thiếu thông tin về họ. Đăng lên đây để anh em nào biết về họ, thì cung cấp thông tin cho BLL K8 tiện việc chắp nối.

Anh em thử đoán xem mấy bạn này là những ai? ở B nào? Có được thông tin về họ thì gửi vào địa chỉ email:UTTROI2007@GMAIL.COM hoặc ghi vào phần nhận xét dưới bài này.












Thông báo: Vừa qua đã tập hợp được một số chân dung hiện tại của anh em K8 và còn tiếp tục cập nhật thêm cho đủ. Vậy thông báo để các bạn biết nhận diện nhau và xem tại đây hoặc bên phải trang tin, phần Album ghi ẢNH K8

Năm Tý, nói chuyện Chuột PC

Thời buổi Công nghệ thông tin bùng nổ. Máy tính (PC) đã trở thành phổ biến, dần dần sẽ tiến tới phổ cập trong cộng đồng nhân loại, nó đã trở thành nhu cầu thiết yếu hàng ngày đối với nhiều người. Khi sử dụng PC cũng có rất nhiều người ít để ý đến hoàn cảnh ra đời của một thiết bị kèm theo PC, đó là MOUSE mà ta vẫn hay gọi là “chuột”. UT đăng lên, để anh em tham khảo.

Khi phát minh ra thiết bị điều khiển con trỏ màn hình tách biệt với bộ phím mũi tên, người ta thấy nó có dây nối như cái đuôi dài, thân tròn nên gọi đó là "mouse" và sau này mang tên rất "khoa học" Manually-Operated User-Selection Equipment.
Giáo sư Douglas Engelbart tại Viện nghiên cứu Stanford (Melo Park, California, Mỹ) đã phát triển thiết bị đầu tiên gọi là "chuột máy tính" vào năm 1964. Ông làm một thứ trông giống cục gạch nhỏ có một nút trên đầu và hai bánh xe ở mặt dưới để xác định chuyển động ngang và dọc. Tuy nhiên, thiết bị hơi khó cầm nắm để điều khiển.

Các nhà khoa học khác, nhất là những người ở cơ quan hàng không vũ trụ Mỹ NASA, sau đó tìm nhiều phương pháp di chuyển con trỏ trên màn hình như dùng bánh lái, công tắc, bút laser..., nhưng chuột vẫn là thiết bị có triển vọng nhất. Tới năm 1973, các bánh xe dưới "bụng" chuột mới được thay thế bằng viên bi lớn xoay tự do. Hãng Xerox đã phát hành loại chuột mới với Alto - một trong những mẫu máy tính cá nhân đầu tiên. Alto có giao diện đồ họa, trong đó, người dùng sẽ di chuyển chuột để nhấn vào biểu tượng hình ảnh và các menu. Phương pháp này sau đó được áp dụng trong hệ điều hành Windows và Mac OS.

Những năm 1980, người ta chế tạo ra loại chuột quang xác định vị trí tốt hơn chuột cơ. Viên bi lớn được thay bằng chùm sáng LED ở vị trí cũ, còn cảm biến nằm bên trong sẽ tính toán các dữ liệu về tốc độ và hướng chuyển động của toàn bộ thiết bị. Đến năm 2004, lần đầu tiên hãng Logitech xuất xưởng loại chuột laser với khả năng định vị chính xác ở mức cao nhất, không bỏ qua những chuyển động nhỏ của bàn tay đặt trên đó.
Song song với 3 công nghệ chế tạo chuột phổ biến trên, người ta còn sáng tạo ra chuột "bay" giúp người dùng di chuyển thiết bị trong không gian 3 chiều, thiết bị điều khiển con trỏ ngay trên mũi và mắt, chuột đặt vào... chân và các loại theo công nghệ không dây tiện dụng khác.
Dưới đây là một số mẫu chuột độc đáo:

Chuột mang chức năng điện thoại












Chuột có vỏ bằng vàng trắng và kim cương

Lấy cảm hứng từ mũ bảo hiểm




Chuột điều khiển bằng chân


Tham khảo thêm các loại chuột:

Chuột USB muôn hình muôn vẻ
Chuột máy tính điều khiển bằng... chân

Sưu tầm

Thứ Bảy, 9 tháng 2, 2008

Cây thông ta trồng tháng 10/2007 giờ ra sao?



Thật cảm động khi chiều nay, mùng 3 Tết, nhận đuợc email của Cao "tư lệnh". Anh gửi nhiều ảnh đẹp, trong đó có cả ảnh cây thông chúng ta trồng cuối tháng 10/2007 tại cổng Trường Y Trung nhân kỷ niệm 70 năm thành lập trường. Có 2 khách VN và Ban giám hiệu nhà truờng với Hiệu trưởng, Hiệu phó và Bí thư Đảng ủy.
Quý quá! Cây vẫn xanh như tình của chúng ta và bia đã được đặt trang trọng. Cảm ơn các bạn!

CHỢ HOA NGUYỄN HUỆ NĂM NAY

Gởi tới các bạn không ở Sài Gòn một vài hình ảnh Chợ hoa Nguyễn Huệ để cùng hưởng cái nắng của tết. Chợ hoa năm nay có nhiều cái mới, nhưng điểm đáng chú ý nhất có lẽ là hình ảnh nông thôn được trưng bày giữa thành phố hiện đại. Ruộng lúa, cây rơm, cầu khỉ….Không có gì lạ dối với AE mình – lứa tuổi đã Over 50, song là niềm thích thú rất lớn với con cháu U 20. Rất nhiều đứa, lần đầu tiên được thấy, được sờ cây lúa, cây rơm ở ngoài đời. Những thứ này, ngày nay không thiếu trên TV, trên PC, nhưng để thấy thực thì không phải gia đình nào cũng có điều kiện hoặc quan tâm cho lớp trẻ xem. Trong khi lứa tuổi AE mình thì còn nhiều người chưa rành, thậm chí chưa “sờ” tới máy vi tính. Đúng là các thế hệ cần phải học hỏi nhau nhiều. (hình được hụp vào khoảng 14giờ ngày 2 tết nhờ vậy mới vắng người do quá nắng)