Thứ Tư, 29 tháng 2, 2012
Cơm cơ quan
Gương mặt "công bộc" Tiên lãng.
Phó Chánh VP (trái) "dằn mặt"PV |
Chủ Nhật, 26 tháng 2, 2012
Đi Phú thọ
Thứ Bảy, 25 tháng 2, 2012
Đố ACE có bạn Trỗi trong ảnh này không?
Tìm được một ảnh cũ tôi có cảm giác có bạn Trỗi trong tấm hình này. ACE thử cho ý kiến xem có trùng hợp với tôi không.
Thứ Sáu, 24 tháng 2, 2012
Tin nóng: GIỚI THIỆU VIDEO CLIP BÍ THƯ THÀNH NÓI CHUYỆN VỚI CLB BẠCH ĐẰNG
................................................................................
Cu Vinh: "Mình đã không muốn đưa Clip này lên, vì đã có kiến nghị của các cụ lão thành cách mạng gửi Trung ương Đảng, nhưng do có công văn trên của CLB Bạch Đằng gửi Trung ương, nghĩ rằng, nếu mình không đưa clip lên thì các cụ dễ bị quy chụp. Đoạn clip sau đây cho thấy sự phản ứng dữ dội của các lão thành cách mạng với ý kiến của Bí thư Thành như thế nào, và có đúng như công văn của CLB Bạch Đằng là Hội viên CLB Bạch đằng rất hoan nghênh và nhất trí cao hay không..." ĐỌC TIẾP
Nguồn: Blog Cu Vinh
Đính Chính:
Đồng cảnh
Thứ Năm, 23 tháng 2, 2012
BỨC ẢNH NÓI GÌ?
Một anh nông dân đang dùng lưới bén để bắt cá.
Lưới bén là loại lưới sợi rất mảnh, đan thưa, có hàng phao ở trên và hàng chì nhỏ phía dưới ( không cần chì nếu đước cắm cây căng lưới). Lưới không có đáy và được dựng vuông góc với mặt nước. Khi con cá bơi ngang, nó sẽ bị vướng vây, ngạnh vào mắt lưới ( cá nhỏ hơn cỡ mắt lưới nó có thể chui qua dễ dàng). Đơn giản vậy thôi nhưng lưới này vứt trên bờ ban đêm có lúc dính cả...rắn.
Điều làm tôi quan tâm:
1. Chú chàng luôn cặp nách “đạo cụ” là một chiếc roi ( khá vướng víu). Làm gì nhỉ? Thì ra ngọn roi trên bờ có thể lùa vịt, đuổi gà, chăn trâu...còn ở đây ( sau khi chăng lưới) , anh ta dùng roi đập xuống nước để “lùa” cá vào lưới. Hay!
2. Chiếc nón bảo hiểm! Ngươi ta chỉ đội khi đi Honda, còn nhà anh này...
- Nè, sao đi mần cá mà anh đội nón này chi cho cực? Tôi hỏi.
- Đội riết quen rồi bác ơi. Bây giờ bỏ ra thấy cái đầu nó...trống lắm. Cháu đội nón cả ngày, chỉ tới tối lên nằm với má sắp nhỏ mới lột ra đó!
Thằng “phóng viên báo chữ to” là tôi, nghe tới đây lập tức muốn giật tít ngay một bài: “ Nón bảo hiểm đã đi vào cuộc sống như thế nào”. Không dám kỳ vọng nhiều, nhưng cứ nghĩ đến cảnh anh to cỡ ĐLThăng, anh bé như NTrung khi đọc báo cảm động khóc rưng rức là mình thấy khoái rồi.
Thứ Tư, 22 tháng 2, 2012
'Trưởng thôn Khoai Lang' kể chuyện tác nghiệp Tiên Lãng
LTS: Theo đánh giá của nhiều người, 'vụ Tiên Lãng' là một chiến công lớn của báo chí. Trong cuộc họp kết luận về Tiên Lãng, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng cũng đã cảm ơn báo chí đã đưa thông tin minh bạch, chính xác và kịp thời, giúp Chính phủ có nhiều nguồn thông tin hơn để xác minh sự việc với gần 1000 bài báo về vụ việc.
Tuy nhiên, bên cạnh hệ thống báo chí của Nhà nước, góp sức không nhỏ trong việc phanh phui, cập nhật thông tin về Tiên Lãng là các blogger, những nhà báo tự do. Trong đó trang blog nổi bật của Cu Vinh với những thông tin, bằng chứng mới nóng nhất cập nhật từ tâm điểm.
Mục Gặp gỡ & Đối thoại tuần này, Tuần Việt Nam trò chuyện với blogger đặc biệt này.
Thứ Ba, 21 tháng 2, 2012
" Bồi dưỡng " .
Ngày mai là mồng 2-9 , đột nhiên đại trưởng gọi tôi lên và nói :
- Đồng chí tập hợp đội bóng đại đội mình để thi đấu với các học viên khóa 10 . Cố gắng thi đấu cho tốt vì có giải thưởng đấy .
Thật ra chúng tôi cũng đã tự tổ chức thi đấu tự nguyện với nhau khá nhiều lần và chuyện thắng thua không quan trọng , miễn là vui thôi . Thế mà bây giờ lại có giải thưởng !
Tôi như bay về đơn vị và nhanh chóng điểm quân . KVK7 , Tuấn Hải Phòng , Thảo " lỗ " k9 , Hiền " ve " K8 ...
Sau khi tôi thông báo và giải thích thì tinh thần anh em phấn chấn hẳn lên . Chúng tôi quyết định tập rượt trước ngay chiều hôm đó và phân công vị trí hẳn hoi .
Trận đấu xảy ra khoảng 10h sáng , sau lễ mít tinh kỷ niệm ngày thành lập nước . Giải thưởng là quả bóng bằng cao su ( TCVN XXXX ) có lỗ bơm hơi bằng một cái van nhỏ bằng que tăm bây giờ . Đặc biệt là nó được sử dụng luôn cho trận đấu . Ai thắng thì mang nó về luôn bất kể tình trạng nó ra sao .
Trọng tài trận đấu là Hòa " tầu " K6 . Các fan xung quanh sân chật cứng , thậm chí đứng qua cả vạch vôi .
Trận đấu bắt đầu , chúng tôi nhanh chóng chiếm lĩnh vị trí và tổ chức tấn công . Đôi bạn hoàn toàn bị động trước những cú vô lê móc ngược của KVK7 , và kỹ thuật rê dắt của Tuấn HP ...
Sau khoảng 10 phút Tuấn HP đã tâng bóng qua đầu Đông " ky " và sút tung lưới đội bạn .
Bị thua trước khá bất ngờ đội bạn vùng lên tấn công nhưng một lần nữa chúng tôi lại ghi bàn . 2-0 là kết quả của hiệp 1 . Lúc giải lao chúng tôi tranh thủ " giải khát " bằng nước trà bồm pha đường . Tuyệt nhất là lại được mấy anh em lấy mũ quạt cho khỏi nóng . Một tên thì thầm vào tai tôi :
- Thắng trận này mình không phải đi mượn bóng nữa rồi . Tôi nhìn hắn và gật đầu tin tưởng .
Hiệp 2 bắt đầu . Chúng tôi có vẻ chậm hơn ( có thể chúng tôi đã giải khát quá mức cần thiết chăng ? ) . Khoảng 15 phút sau chúng tôi bị thủng lưới trong một tình huống không có trong sách luật của bóng đá . Số là xà ngang và cột dọc của khung thành được buộc với nhau bằng dây thép . Cột dọc thừa ra khoảng 30 cm so với xà ngang . Oái oăm thay cú sút của đội bạn lại sút vào chỗ thừa ra đó rồi bật lại và nảy vào khung thành . Hòa " tầu " cho đội bạn ăn quả đó nhưng chúng tôi không chịu . Cãi nhau một hồi thì Hòa " tầu " nói :
- Luật là cứ đá vào bất cứ chỗ nào của khung thành rồi nảy vào thì vẫn tính thành bàn . ( Không biết có luật đó không nhưng trọng tài đã quyết và đội bạn cũng rất hăng hái ủng hộ trọng tài nên chúng tôi chấp nhận 2-1 ) .
Về cuối trận , để cho chắc ăn tôi lui về trấn giữ khung thành . Đội bạn cũng gia tăng sức ép lên khung thành chúng tôi . Đúng phút cuối cùng của trận đấu đội bạn đá một cú cầu âu để vớt vát . Đáng ra tôi nên đấm bóng vượt qua khung thành thì tôi lại nhảy lên bắt . Sân trơn, bóng ướt nên bóng đã lọt qua tay tôi và 2-2 là tỷ số cuối cùng .
Không thể đá hiệp phụ vì cũng đã muộn giờ nên hai đội phải sút 11m luân lưu .
Chúng tôi đã thua trong đợt sút đó . Đội bạn ôm quả bóng chạy quanh sân trong tiếng reo hò của các fan của họ . Cả đội ngán ngẩm kẻ đứng người nằm , xung quanh là những fan với cùng tâm trạng .
Đúng lúc đó , đại trưởng xuất hiện và nói :
- Các đồng chí thi đấu rất tốt và đá hay hơn đội bạn . Thua là vì không may mắn thôi . Đơn vị quyết định " bồi dưỡng " cho các đồng chí 2 tút thuốc lá Tam đảo .
Ôi ! Không biết các bác bên ngành y nghĩ gì nhưng chúng tôi thấy thích hơn cái phần thưởng kia .
Thứ Hai, 20 tháng 2, 2012
Công an ta tài thật.
Thứ Bảy, 18 tháng 2, 2012
Thông báo
Rất mong sự có mặt của đông đủ của anh em k7 và các anh chị các khoá khác có thiện chí đến cùng chung vui với anh em K7.
TBLL_ Hoàng Mạnh THắng.
Thứ Năm, 16 tháng 2, 2012
Nhớ lại trò chơi “cảm giác mạnh” của lính Trỗi
Các tộc người ở TQ
Chúng ta đều biết lá cờ của TQ có 5 ngôi sao (chứ không phải 6 như cán bộ nào đó đã từng “lầm lẫn”) thể hiện 5 dân tộc lớn đang sống trên đất TQ. Lớn nhất tất nhiên là người Hán rồi (sẽ trình bày sau) và 4 dân tộc lớn tiếp theo là:
1. Dân tộc Mông có hơn 5,8 triệu người, chủ yếu sống ở khu tự trị Nội Mông và các châu, huyện tự trị ở các tỉnh, khu tự trị như Tân Cương, Thanh Hải, Cam Túc, Hắc Long Giang, Cát Lâm, Liêu Ninh v.v. Đây chính xác là dân Mông Cổ tách ra gắn liền vào TQ sau khi Thành Cát Tư Hãn chiếm TQ.
2.Dân tộc Tạng có khoảng 5,4 triệu người chủ yếu ở khu tự trị Tây Tạng. Đó là một dân tộc có từ lâu đời trên cao nguyên Thanh Tạng. Dân này có ngôn ngữ tương tự Miama.
3.Dân tộc Mãn phân bố tại các địa phương toàn quốc, trong đó sống tập trung nhiều nhất tại đông bắc. Bọn này gốc là các bộ tộc Nữ Chân từng lập ra nhà Kim và sau này là nhà Mãn Thanh chiếm cứ TQ và bị Hán hóa.
4.Dân tộc Hồi - bọn này có nguồn gốc là dân Ả-rập và Iran đến định cư và hòa nhập với người Hán, bởi vậy có nhiều người theo cái tôn giáo có nét giống đạo Hồi – Islam. Dân tộc này có hơn 9,8 triệu người chủ yếu sinh sống tại khu tự trị Hồi Ninh Hạ tây bắc TQ. Các nơi khác ở TQ cũng có nhiều dân Hồi sống tập trung và tản mát, có thể nói dân tộc Hồi là dân tộc thiểu số phân bố rộng nhất TQ.
Ngoài ra còn có 52 dân tộc khác bị coi là thiểu số nhưng một số trong đó có số dân không thua gì mấy dân trên. Gồm:
Dân tộc Choang là dân tộc đông nhất trong các dân tộc được gọi là thiểu số TQ, chủ yếu sinh sống tại khu tự trị Choang Quảng Tây. Quế Lâm là thủ phủ của khu này. Dân này nói tiếng y như dân Tày của xứ mình nên hồi đó Chu tày k6 nói chuyện với tụi tàu thoải mái (trừ mấy từ tân tiến như: XHXH, CMVH …là khác)
Dân tộc Duy Ngô Nhĩ (còn gọi là Uyghur) có khoảng 8,4 triệu người sống chủ yếu ở khu tự trị Tân Cương, nơi còn gọi trong các sách cổ là Tây Vực. Tụi này có nòi giống lai Âu-Á, mũi cao, da trắng. Trước khi bị nhà Thanh xâm chiếm, từng có quan hệ với Đế quốc Ottoman (Thổ Nhĩ Kỳ).
Dân tộc Mèo có gần 9 triệu người, chủ yếu tập trung tại Quý Châu, Vân Nam, Tứ Xuyên, Quảng Tây, Hồ Nam, Hồ Bắc, Quảng Đông. Tụi này từng có quan hệ mật thiết với người Mèo VN vì thật ra chẳng khác gì nhau.
Dân tộc Di có hơn 7,7 triệu người chủ yếu phân bố tại Vân Nam, Tứ Xuyên, Quý Châu, Quảng Tây. Đây vốn là các bộ tộc được gọi là dân Chi, dân Khương từ miền Bắc di chuyển xuống phương Nam và hòa nhập với các bộ tộc phía Nam mà hình thành dân tộc mới.
Và 48 dân tộc khác là: Triều Tiên, Hách Triết, Đạt Hàn Nhĩ, Ha Ni, Thái, Ly Su, Ngoã, La Hu, Nạp Tây, Cảnh Pha, Ngạc Luân Xuân, Đông Hương, Thổ, Tát Lạp, Bảo An, Dụ Cố, Ca Dắc, Kan Kát, Tích Bá, Tát Gích, U Dơ Bếch, Nga, Tác Ta, Môn Ba, Lạc Ba, Khương, Bạch, Bố Lãng, A Xương, Phổ Mễ, Nộ, Độc Long, Đức Ngang, Cơ Nặc, Miêu, Bố Y, Động, Thuỷ, Kơ Lao, Dao, Mô Lao, Mao Nam, Kinh, Thổ Gia, Lê, Xa, Cao Sơn, Ngạc Ôn Khắc. Tụi này thì thiểu số thiệt.
Tuy các dân tộc gọi là phân bổ như vậy, nhưng thực tế dân Hán hiện nay sinh sống tràn lan và lấn át trong khắp các vùng được gọi là của dân tộc khác. Có thể thấy ở Khu tự trị Nội Mông được gọi là của người Mông và khu Hồi Ninh Hạ của người Hồi, thì người Hán ở đây chiếm tới 97%, Khu tự trị Choang Quảng Tây cũng có tới 62% là người Hán, vùng Tây Bắc TQ được coi là nơi gốc gác của dân Mãn thì người Mãn cũng chỉ có khoảng 7% dân số!
Vây còn dân tộc Hán thì sao? Dân Hán đông nhất - khoảng 1,2 tỷ người - chiếm hơn 91% dân số TQ. Thực ra dân Hán vốn có nhiều nguồn gốc khác nhau bắt nguồn từ các thị tộc Cửu Lê, Tam Miêu, Viêm Đế Thị, Hoàng Đế Thị, … sinh sôi nảy nở trong vùng Trung Nguyên và cho mãi tới khi Tần Thủy Hoàng thống nhất TQ, họ mới hòa hợp với nhau tạo thành dân Hoa Hạ rồi cho tới sau khi hòa hợp với dân Mông thời nhà Nguyên mới hình thành cái dân tộc mà họ tự gọi là Hán. Và vì thế dân Hán không phải là một dân tộc thuần nhất mà có bao gồm 8 tộc người chính (còn các tộc nhỏ không tính) vì họ có ngôn ngữ không giống nhau, khi nói chuyện không hiểu nhau và có sự khác biệt văn hóa rất rõ nét. Ngay các món ăn Hán cũng mang đặc thù “Nam ngọt, Bắc mặn, Đông cay, Tây chua” với các hệ món ăn lớn là Hồ Nam, Tứ Xuyên, Đông bắc, Quảng đông, Giang Tô, Phúc Kiến, …
8 tộc dân Hán bao gồm:
1. Đông nhất là dân Hán sống ở khu vực rộng lớn từ phía bắc kéo dài tới tây nam TQ tạm gọi theo ngôn ngữ của họ là người Hán Quan Thoại (tiếng nói của quan). Dân này có khoảng 867,2 triệu người hiện đang thống trị toàn bộ TQ. Dân này tự coi mình là trung tâm (Trung Quốc: nước trung tâm) còn xung quanh là Nam Man, Đông Di, Tây Mọi, Bắc Rợ.
2. Tiếp đến là dân Hẹ (hay còn gọi Gia Khách hay Hakka). Đây chính là một bộ phận người Hán cổ không chịu đồng hóa với các dân tộc khác nên đã lần lần di chuyển xuống miền Nam. Tới nay họ sống chủ yếu ở một phần Quảng Đông, tây Phúc Kiến, Giang Tây, nam Hồ Nam, Quảng Tây, nam Quý Châu, đông nam Tứ Xuyên, các đảo Hải Nam và Đài Loan. Dân tộc này có khoảng 34 triệu người.
3. Dân Ngô sống ở Thượng Hải, phần lớn tỉnh Triết Giang, miền Nam tỉnh Giang Tô, tỉnh Giang Tây, một phần Phúc Kiến và phía Bắc Hồng Kông. Dân số khoảng 77 triệu người.
4. Dân Tương hầu hết sống ở Hồ Nam, có khoảng 67 triệu người. Mao chính là người dân này.
5. Dân Quảng Đôngcó khoảng 71 triệu người sống tại các vùng Đông Nam của Trung Quốc, Hồng Kông, Ma Cao. Ngôn ngữ của dân này gọi là “Việt ngữ”. Đây chính là dân “Bách Việt” mà nhiều người cho là “bà con” với dân mình.
6. Người Mân Nam thuộc tộc người Mân. Người Mân được chia chủ yếu thành 2 loại lớn là Mân Nam và Mân Bắc (vì thật ra còn có Mân Đông, Mân Tây nữa). Người Mân Nam sống chủ yếu tại Phúc Kiến, khu vực Sán Đầu (Triều Sán – Triều Châu), bán đảo Lôi Châu ở tỉnh Quảng Đông, cực Nam của tỉnh Triết Giang, phần lớn Đài Loan và phần lớn Hải Nam. Họ có 49 triệu người. Đây là tộc người di cư nhiều nhất. Rất nhiều người Mân Nam hiện sống tại các nước Đông Nam Á. Người Tiều ở Chợ Lớn là dân này.
7. Dân Mân Bắc: Tuy gọi là Bắc, nhưng dân này sinh sống ở miền Trung và Nam tỉnh Phúc Kiến. Dân số khoảng 10,3 triệu.
8. Người Cám sinh sống tại miền Trung và Bắc Giang Tây, miền Đông Hồ Nam, An Huy và Hồ Bắc. Họ có khoảng từ 30 triệu người.
Như vậy, nếu chỉ tính các tộc người lớn thi ở TQ có 16 tộc người có ngôn ngữ, văn hóa khác nhau còn chính trị thì đều do dân Hán Quan Thoại giống như người Nga ở Liên Xô trước kia vậy.
17/02/1979
Chúng tôi là đồng đội của Lê Đình Chinh - Sáng tác: Phạm Tuyên
Thứ Tư, 15 tháng 2, 2012
Thơ mới của Sùng Hải, xuân 2012
Câu lạc bộ Sông Hồng
Câu lạc bộ của tôi
Có khoảng 20 người
Đa phần là doanh nghiệp
Cùng công chức chịu chơi
Yếu thì được cho chấp
Thua 50 điểm Lô thôi
Sự kiện và bình luận - TIÊN LÃNG nóng và lạnh
Thứ Ba, 14 tháng 2, 2012
Vụ Đoàn Văn Vươn qua ý kiến của một nông dân Tiên lãng
Đã làm quan là phải đàng hoàng!
"Trải qua nhiều đời lãnh đạo, Hội An tự hào vì một đội ngũ lãnh đạo trong sạch. Chưa có một đồng chí nào lợi dụng chức quyền lấy một tấc đất của dân. Bộ máy chính quyền hoạt động trơn tru nhờ không ai lợi dụng việc công sách nhiễu, tước đoạt của dân.…ĐỌC TIẾP
Những món quà của ngày Valentine
1- Lý do tặng chocolate :
Thứ Bảy, 11 tháng 2, 2012
TELEGRAPH: Rộ tin đồn Đại tướng Kim Jong-un bị ám sát
Món ngon xứ Bắc ( tiếp )
Thứ Sáu, 10 tháng 2, 2012
Toàn văn kết luận của Thủ tướng về vụ cưỡng chế ở Tiên lãng
Sau khi nghe báo cáo tổng hợp chung của Văn phòng Chính phủ và các ý kiến phát biểu của các đại biểu dự họp, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã có ý kiến kết luận như sau:
CUỐI CÙNG LÀ THẾ NÀY ĐÂY
Bà Trần Ngọc Sương được khôi phục sinh hoạt Đảng
Cập nhật lúc :2:05 PM, 09/02/2012
(ĐVO) Sáng nay (9/2/2012), tại Văn phòng Đảng ủy khối Doanh nghiệp (DN) - Thành ủy Cần Thơ, trước sự chứng kiến của Bí thư Đảng ủy Nông trường Sông Hậu Diệp Hữu Minh; đại diện Đảng ủy khối DN - Thành ủy Cần Thơ đã tổ chức công bố và trao Quyết định phục hồi sinh hoạt Đảng đối với nữ Anh hùng Lao động, nguyên Bí thư Đảng ủy, nguyên giám đốc Nông trường Sông Hậu Trần Ngọc Sương.
Tin liên quan:
>> Đình chỉ mọi hoạt động tố tụng với bà Ba Sương
>> Ba Sương, những ngày trong sóng dữ
>> Ba Sương, những ngày trong sóng dữ (2)
Theo Phó Bí thư Đảng ủy khối DN - Thành ủy Cần Thơ Bùi Thanh Hải: “Đảng ủy khối thực hiện theo đúng trình tự thủ tục về công tác tổ chức như Điều lệ Đảng quy định, trên cơ sở căn cứ Quyết định số 46-QĐ/TW, ngày 01/11/2011 của Ban Chấp hành Trung ương; và Quyết định 56/QD/KSĐT, ngày 17/01/2012 của Viện KSND thành phố Cần Thơ về việc đình chỉ vụ án (miễn truy cứu trách nhiệm hình sự) đối với bị can Trần Ngọc Sương về tội “lập quỹ trái phép”.
Như vậy, sau gần 4 năm bị đình chỉ sinh hoạt Đảng, được hưởng chế độ nghỉ hưu trước khi khởi tố vụ án, khởi tố bị can và chỉ 20 ngày sau khi được “Đình chỉ mọi hoạt động tố tụng”, Đảng viên Trần Ngọc Sương đã trở lại hàng ngũ tiên phong của đất nước.
Công dân - Đảng viên Trần Ngọc Sương nói lời cảm ơn đối với Tổ chức Đảng, hứa tiếp tục phấn đấu, trau dồi và giữ gìn phẩm chất, lý tưởng trong sáng của Đảng.
Dịp này, với tư cách đầy đủ của một Đảng viên, bà Trần Ngọc Sương cũng yêu cầu Đảng ủy khối DN tăng cường sự quan tâm có tình, có lý đến những trường hợp Đảng viên bị coi là “có nghi vấn” để tránh tình trạng oan sai, đáng tiếc khi nghi vấn chưa được kết luận rõ ràng.
Thứ Năm, 9 tháng 2, 2012
Món ngon xứ Bắc
Thông tin đa chiều về vụ Tiên lãng
D’vít – Thằng bạn tôi
Thứ Tư, 8 tháng 2, 2012
Ai bảo tên là Vươn?
Bài đã được xuất bản.: 08/02/2012 05:00 GMT+7 trên TuanVietnam.net
Ông Đoàn Văn Vươn tại cơ quan điều tra |
Xem báo Quân đội ND viết về Bạn Trỗi
QĐND - Thứ Ba, 07/02/2012, 21:42 (GMT+7)
Nhạc sỹ Trần Bắc Hải và vợ tại Hải Phòng |
Thứ Ba, 7 tháng 2, 2012
Chuyện vụn
Thứ Hai, 6 tháng 2, 2012
Phi đi Phi
Thứ Bảy, 4 tháng 2, 2012
Nuôi chó
Hồi ở Đại từ, có cái “mốt” nuôi chó. Trung đội nào cũng nuôi một con với đủ thứ tên nào Ky, nào Vàng …. Lúc đi chơi, đi học mấy con chó cũng chạy theo vui đáo để. Vào lớp thì tụi nó chạy chơi ở ngoài. Mấy đứa trong lớp nhìn ra chẳng biết thầy giảng cái gì. Mỗi khi họp đại đội là lúc mấy con chó “tụ họp”, đùa giỡn làm mấy thầy nhiều khi bực tức mà không làm gì được.
Có lẽ đó là lý do mà có một hôm bỗng có lệnh đại đội đem mấy con chó đi làm thịt. Thế là nhốn nháo cả lên. Mấy đứa dắt chó đi trốn quyết không cho đại đội bắt. Nhưng chỉ được vài ngày thì cũng phải mang về “đầu thú”.
Tới bữa làm thịt mấy con chó, có mấy đứa khóc rưng rức và “thề” không ăn cơm bữa đó. Nhưng tới bữa đói bụng thì chẳng thiếu đứa nào. Lên mâm, sau một chút lưỡng lự đứa nào cũng thò đũa gắp với câu: đây là thịt con Vàng (bọn nuôi con Ky) hay đây là con Ky (với bọn nuôi con Vàng).…Rồi mâm chén cũng sạch banh!
Mấy đứa lẻn vào bếp mang ruột, lòng … con chó về, đào hố chôn xuống, rồi lại còn lấy đất sét làm bia cắm xuống đó, viết mấy chữ lênđại loại như “Thương nhớ Vàng”, “Tưởng nhớ Ky” … trông cũng có vẻ lắm. Rồi sau mỗi bữa ăn, thay vì mang cơm về cho chó như trước kia thì nay về ngang qua “mộ” kêu: Ky ơi!, Vàng ơi!
Được vài bữa, chỗ chôn bốc mùi nồng nặc vì thật ra bọn trẻ con chỉ đào đào bới bới xuống khoảng 1 tấc rồi chôn. Vậy là la lối um sùm, chẳng thằng nào bén mảng tới. Sau này đào giao thông hào, hầm trú máy bay thì cái đám “mộ” đó cũng biến mất từ lúc nào không nhớ nữa.
Thật là một thời trẻ con của đám tướng tá, giám đốc ngày nay!
N.S.