Bài ca Trường Nguyễn Văn Trỗi

Nhạc và lời: Hồng Tuyến

Thứ Năm, 24 tháng 7, 2008

Nhân chuyện ăn lòng heo Gia Lâm

Thấy anh, chị em Trỗi ta có tâm hồn ăn uống ngút trời mình thấy vui vui nhưng có vài lúc giật mình vì hình như mải vui quên mất lời ... Y (y tế) dặn dò thì phải.
Mình tuy nghề tàu bay nhưng do chức năng Ban Khoa học Công nghệ hàng không có thêm đuôi Môi trường nên cũng thi thoảng mình cũng tậm toạch đọc thêm về Môi trường, về Y tế và về Vệ sinh an toàn thực phẩm. Đọc rồi mới thấy ... hãi hãi.
Nay xin được gửi anh, chị em bài viết về chủ đề không hàng không này.
"Anh bạn tôi" trong bài này chính là "cụ" Bạch Đăng Đồng. Những phản ứng của "cụ" trong bài viết này là hoàn toàn trung thực.
Xin anh, chị em đọc, suy ngẫm lại "quãng đời ăn uống từ trước đến nay" của mình và ...
tmhoa

Nhân chuyện ăn lòng lợn ở quán Tí Béo

Trước kia người ta cứ mong có được miếng ăn để tồn tại. Nay, theo thời gian và cùng với sự phát triển của xã hội, thì người ta mong được ăn ngon để thưởng thức, mong được ăn sạch để tồn tại lâu hơn. Cũng vì thế mà ngày nay người ta thường nâng chuyện ăn lên thành nghệ thuật ẩm thực và hay bàn đến chuyện rau sạch, thực phẩm sạch.
Bình thường mình cũng hay bù khú cùng bạn bè, đồng nghiệp vào lúc rảnh. Những lúc ở bên Gia Lâm thì các món dân tộc, như: thịt chó Hoá chất, lòng heo Tí Béo, rắn Lệ Mật ... , hay được lựa chọn vì giá cả hợp lí. Khi có khách là dân gốc Bắc từ nước ngoài về, từ các tỉnh miền Trung, miền Nam ra thì các món đó lại càng được ưu tiên lựa chọn. Nhiều vị cứ nhăm nhăm vào món tiết canh lợn và mắm tôm vì thèm, vì nhớ. Còn khi ăn thịt rắn thì nhất thiết phải có li rượu tiết rắn và người được rót li đầu tiên phải là người được kính trọng nhất trong mâm (lớn tuổi nhất, ở xa mới về ...). Món ăn dân tộc, rượu cuốc lủi sủi tăm, bạn tri âm làm cho không khí bàn ăn lúc nào cũng cứ râm ran lạ.
Hôm xưa, có bữa thịt rắn Lệ Mật. Hơn chục người. Ngon và vui lắm. Anh bạn mình được coi là lớn tuổi nhất, vì đầu ít tóc nhất, được uống li rượu tiết rắn đầu tiên. Hôm sau đến cơ quan thì vớ được bài trên báo Lao động nói là trong tiết rắn có một loại sán trùng rất nguy hiểm, gọi là sán lươn, khi vào cơ thể thì đóng kén, kéo lên não gây nhiều biến chứng và đã có người chết vì loài sán trùng này. Khi cho tiết rắn vào rượu khuấy lên thì sán trùng nổi lên phía trên. Người uống li rượu tiết đầu tiên tiêu thụ gần hết số sán trùng. Còn người uống sau thì chẳng biết thế nào nữa. Mình pho-tô bài báo đưa cho anh bạn đọc. Đọc xong bài báo thấy anh ấy ngước mắt nhìn xa xăm, không nói gì và một lúc sau lục tìm cuốn Dược điển để tra thuốc trị sán trùng.
Mới đây, buồn buồn, mấy anh em rủ nhau đi ăn lòng lợn ở quán Tí Béo, Gia Lâm. Chẳng anh nào đoái hoài tới tiết canh vì là đồ sống sít và chế biến rất mất vệ sinh. Chẳng gì thì anh em chúng mình đều là dân khoa học kĩ thuật, đọc đến cả núi sách các loại rồi ấy chứ chẳng chơi. Anh bạn mình tâm đắc với món lòng non và lòng xe điếu vì đều là món nấu chín, ăn giòn và trông trắng muốt (nhìn rất vệ sinh). Chỉ một thoáng là hết hai đĩa lòng to. Thế mới biết là có những niềm vui thật giản dị.
Hôm sau đến cơ quan, lướt Web một lúc mình lại tìm thấy bài viết về món lòng lợn, vội in ra và sang đọc ngay cho anh bạn. Đọc được một đoạn mình thấy các ngón tay của anh bạn gõ nhịp liên hồi lên mặt bàn và mắt anh lại ngước nhìn xa xăm, không nói gì.
Bây giờ thì xin giới thiệu với bà con, anh em ở Forum TN (diễn đàn trên mạng của Thanh niên Cục Hàng không) bài viết về món lòng lợn ấy nhé.

Nguy cơ chết người từ món... lòng lợn

Lòng xe điếu chỉ có ở những con lợn khỏe mạnh khoảng 30-40 kg. Lòng xe điếu bên trong gần như đặc kín và ăn rất giòn, nhưng chính chỗ ngon nhất này lại là chỗ chứa nhiều sán nhất, khoảng 6.000 đến 8.000 con. Chúng nằm ẩn sâu vào cả thành của lòng xe điếu, có màu đỏ. Theo khoa học, đây được coi là đồ... thứ phẩm.

"Có từ 2.000 - 5.000 con sán/2m ruột non" Tiến sĩ Nguyễn Tiến Dũng, một chuyên gia hàng đầu nghiên cứu về lợn - Trưởng bộ môn Vi sinh trùng, Viện Thú y Việt Nam cảnh báo, 100% lòng lợn đều nhiễm sán. Trong đó ruột non và lòng xe điếu chiếm nhiều hơn cả. Trung bình trong một con lợn có khoảng 2 mét ruột non nhưng có tới 2.000 - 5.000 con sán, chia thành nhiều loại sán khác nhau và có 2 loại nếu ăn vào ảnh hưởng trực tiếp tới người là: giun sán và sán lá.

Hai loại này khi chạy vào người trong một thời gian rất ngắn có thể phát triển thành bầy đàn và tung hoành gây nhiễm bệnh. Các vùng lợn có sán nhiều là: Hà Tĩnh, Nghệ An, Bắc Giang, Thanh Hoá, Thái Bình..., bởi những nơi này vẫn còn duy trì tập quán nuôi !ơn tự nhiên (thả rông), thức ăn không được chọn lọc, phần lớn là chất thải, phân người nên nhiễm ấu trùng sán ở mật độ cao.

Món khoái khẩu hay cái chết từ từ?

Theo quan điểm khoa học, TS Dũng cho rằng không khuyến khích ăn nhưng thực tế các nước phát triển ở Châu Á như Hàn Quốc, Nhật Bản... họ vẫn ăn nhưng nếu ăn phải làm “hết sức sạch sẽ".

Tuy nhiên, các đồ tể và các nhà hàng chế biến lại phớt lờ chuyện vệ sinh an toàn thực phẩm.

Anh Nguyễn Ngọc Khanh - chủ lò mổ lớn ở phường Vĩnh Tuy (quận Hai Bà Trưng - Hà Nội), nay đã "rửa tay gác kiếm” tâm sự: "Thực tình công đoạn chế biến một bộ lòng của bất cứ lò mổ nào cũng đều quá bẩn. Bản thân tôi ngót chục năm làm nghề mà cũng không dám động đũa”.

Trung bình mỗi ngày, một lò mổ “hoá kiếp" khoảng 100 con lợn, nếu tính riêng ruột non thì có ít nhất khoảng 300 kg. Nhưng theo anh Khanh, nếu đúng theo trình tự một bộ ruột non dài 2m thì cứ khoảng 20cm ... phải chích ra 1 lỗ rồi dùng tay vuốt sạch chất nhầy (chất bột nhầy này theo quan niệm của nhiều người đây là chất bổ, TS Dũng cho biết đấy lại là nơi chứa sán nhiều nhất và có đến hàng nghìn siêu vi trùng độc hại), sau đó phải vò sạch bằng muối 10 phút.

Nhưng do diện tích lò mổ quá chật chội, nước thiếu, người làm ít nên người ta chỉ cầm ruột non vuốt qua loa. 300kg lòng nếu 2 người làm chỉ trong 20 phút là xong còn chuyện chế biến vệ sinh thế nào đành phó thác cho các nhà hàng.

Theo anh Khanh,"bí quyết" để có một bộ lòng giòn, nhất là ruột non thì chỉ cần nhúng qua nước, tức là sán còn càng nhiều càng tốt. Đó cũng là nguyên nhân vì sao ta vẫn thường xuyên bắt gặp những đoạn lòng mà khi thái ra hãy còn những vết hồng bằng 2 đầu que tăm, thậm chí chúng còn bắn cả ra nước. Đó chính là sán!

Theo PGS-TS Phạm Thị Thu Hồ - Chủ nhiệm Khoa Tiêu hoá Bệnh viện Bạch Mai thì khi sán lợn nhiễm vào người, nó không phát bệnh ngay mà từ từ tạo nên những ổ dịch rồi gây bệnh. Nếu không biết sớm, bệnh nặng có thể tử vong.

Theo Thời đại và Công nghiệp

16 nhận xét:

  1. TMHoà mới ra mắt ae mà đã có bài viết ghê quá!Nhiều người đọc bài này chắc không dám ăn lòng heo rồi?Nói vậy thôi, bài của bạn thật là lời cảnh báo cho mọi người biết mà tránh,nhất là thời buổi gạo châu,củi quế.Triệt để tiết kiệm,lợi cho sức khoẻ,nhất cử ,lưỡng tiện.Cám ơn bạn.

    Trả lờiXóa
  2. Tối qua tôi mới nhậu lẩu bò với một cậu thanh niên Mỹ. Bố mẹ nó là tiến sỹ giảng dạy ở một Trường ĐH Mỹ nên nó cũng đang làm Tiến sỹ với đề tài về châu Á. Nó ăn ngon lành, đặc biệt là những miếng xách bò. Nồi lẩu chưa kịp sôi nó đã khoắng lên gắp liên tục. Mọi người kết luận: nó khoái vì ở Mỹ nó làm sao được xơi những món này. Cần giữ gìn những món ăn dân tộc, cái chính là phải làm thế nào để khâu chế biến đảm bảo được VSATTP. JM

    Trả lờiXóa
  3. @TMHK7: Chào cậu!chúc mừng cậu đã tham gia cùng ae.

    -Tôi piết có một lão,gọi thế là vì năm nay cũng ngót nghét 76 rồi.Tuổi nghề thì thâm niên 40 năm có lẻ (hành nghề lò mổ...).Lão nói:Sáng ra,khi chọc tiết heo thì phải uống 1 bát tiết nóng hôi hổi.Sau đó khi mổ,thì đoạn phèo non là đáng giá nhất,trần qua nước sôi rồi ăn,tợp thêm bát rượu,khà một tiếng.Sướng!
    Ko piết có thật ko?Nhưng tôi thấy lão ấy sống nhăn,trong rất cường tráng.

    -Thây kệ các loại Sán,nếu sướng thì cứ chén.Trong bụng các pác,ai cũng có sẵn rồi.Có sợ thì cũng đã muộn rồi!

    Trả lờiXóa
  4. Sán mà vô được bao tử AK7 thì cũng chết vì say (nồng đô cồn cao quá mà)
    Còn chuyện này, cách đây khoảng hơn năm,tớ có xem một phong sự trên VTV về chuyện hút thuốc lá .Tại bệnh viên lao TW Hoàng Hoa Thám :
    Ký giả VTV :Cụ năm nay bao nhiêu tuổi? Cụ hút thuốc bao nhiêu năm rồi?
    Cụ bệnh nhân già :Thưa cô, tôi năm nay 91 tuổi, còn hút thuốc bao nhiều năm tôi cũng chả nhớ rõ. Hình như năm 12 tuổi thì phải.
    Ký giả VTV :...
    KV.K7

    Trả lờiXóa
  5. Kính các pác đệ tử Lưu Linh!!!
    Tôi hỏi các pác, có loài sán nào ngâm trong cồn mà sống nổi ko?? Ai nói ngược lại, xin chứng minh!!

    Dzậy, nội tạng của các pác là jì? Nếu ko phải là một hủ cồn có đẳng cấp.
    Dzậy, thì nhằm nhò jì mấy con sán lẻ tẻ đó chớ.

    Kính mỗi pác một chai cho tiêu tùng mấy con sán đó!!!
    Chuyện rượu cồn như con chồn!!!

    Tư SG

    Trả lờiXóa
  6. Về khoản rượi cồn...lại nhớ vụ DN hứa cho thử đẹc sẻn Đồng Tháp để bổ sung cho bộ sưu tập của TM Đức. Vậy nhân chuyến đi viếng mộ LS NVT sáng thứ 7 này ta sẽ hẹn ngày với ông chủ vườn bông Mạnh Đức. Okie?

    Trả lờiXóa
  7. Ghê quá . Các nhà bác học khuyên " khi ăn nhớ nhai kỹ" cho ..nát con vi trùng ra là an toàn.
    Có ông nào thử cắt một đoạn phèo người ra phân tích xem có nhiều sán hơn heo chưa? Con heo mà biết nó lại phát ghen lên ấy chứ !
    TM

    Trả lờiXóa
  8. T M HÒA vừa rồi ra HN gặp nhiều AE ko mày,nhớ hồi ở Trung hà vì cậu mà bị hỏng ngón tay cái.Còn ăn uống vệ sinh cần quái gì.Nhớ hồi nhỏ đi sơ tán đi qua ruộng,chỗ này là bãi cứt trâu,đằng kia nước trong veo vục đầu xuống uống đã khát,quan trọng nhất là giải quyết đc dục vọng,bây giờ vẫn sống khơi khơi.Nói chung là ăn bẩn sống lâu,tiền nhân nói rồi.

    Trả lờiXóa
  9. TMH hom truoc hua ra vuon treo sao lai that hua ? hay la so may con san qua nen tron luon ?

    Trả lờiXóa
  10. TMH ! lâu quá rồi không gặp. Hôm trước gặp hụt ở vườn treo. Chúc khoẻ nhé.

    Trả lờiXóa
  11. Bài ra mắt của TMH thật ấn tượng!

    Trả lờiXóa
  12. 10h45 TMH nhận được thư mời đăng bài, 11h01 có bài ngay. Rất nhiệt tình! Hy vọng ACE được đọc nhiều bài của TMH.

    Trả lờiXóa
  13. Sau khi mình phát hành bài viết về lòng heo này thì anh em dặn là khi ở bên quân khu Gia Lâm thì dù có đi bộ cũng nhớ đội mũ bảo hiểm kẻo mấy cô hàng lòng heo quen ném đá vào đầu.
    Vì thế, nếu các bạn gặp mình bên Gia Lâm mà vẫn đội MBH thì đừng nghĩ rằng đầu óc mình có vấn đề gì.
    Cảnh giác cao đánh thắng ... ấy mà.

    Trả lờiXóa
  14. Đọc bài của Mạnh Hòa thì cũng thấy ghê thật, nhưung mà ăn cũng chết( không chết đói lại chết thèm), không ăn cũng chết. Thế thì chọn ăn để chết. Nhất trí với AK7, Tư Sài gòn . Cứ khoái khẩu , sỗng chết có số rồi.

    Trả lờiXóa
  15. @mạnh hòa K7: Đúng là tiêu chuẩn an toàn hàng không có khác.Nhịn ăn,đi bộ đội MBH thế thì lấy gì để sống hả ông bạn.
    KV.K7

    Trả lờiXóa
  16. Biết đâu có 1 ngày nào đó lại có bài phân tích theo "phương pháp bắc cầu" là : Sán ăn toàn chất bổ, như vậy thịt Sán sẽ rất bổ, nhiều protein, giúp chống lão hóa, sống thọ...chẳng hạn. Những người sợ và không ăn lòng lợn sẽ "tiếc đứt ruột" ! Ha..ha..

    Trả lờiXóa

Đề nghị mọi người dùng tiếng Việt có dấu để nhận xét. Gõ telex tiếng Việt TẠI ĐÂY. Nhận xét xong xin không dùng Nặc danh mà nên điền danh tính vào Tên/URL (nếu ko dùng danh khoản). Xin chân thành cảm ơn!